Khách hàng tố Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam phẫu thuật hỏng: Nhiều dấu hiệu bất thường trong hồ sơ bệnh án?

Bà Đ. cho rằng trong hồ sơ bệnh án của bà tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam có nhiều dấu hiệu bất thường và đơn vị này cũng không thực hiện đúng biên bản làm việc với bà sau ca phẫu thuật hỏng.
Khách hàng tố Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam phẫu thuật hỏng: Nhiều dấu hiệu bất thường trong hồ sơ bệnh án?

Liên quan đến việc bà L.Đ. (Việt kiều Châu Âu) bị biến dạng khuôn mặt và tổn thương dây thần kinh số 7, sau khi phẫu thuật căng da mặt và cắt mí tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (Thẩm mỹ Kangnam) tại số 84A Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM, mà Thương Gia đã phản ánh trước đó.

Mới đây, thông tin với báo chí, bà Đ. cho rằng, trong hồ sơ bệnh án của bà tại Thẩm mỹ Kangnam có nhiều dấu hiệu bất thường.

Cụ thể, theo bà Đ. điểm bất thường thứ nhất là ở tờ giấy ra viện, bởi theo quy định ngày ký giấy ra viện phải trùng với ngày bệnh nhận ra viện và bệnh nhân thường được nhận giấy ra viện trước khi rời khỏi bệnh viện…

Tuy nhiên, trên giấy ra viện của Thẩm mỹ Kangnam cấp cho bà Đ. thì ghi ngày bà Đ. nhập viện là 24/4/2016, ngày ra viện là 25/4/2016. Trong khi đó ngày ký giấy ra viện của trưởng khoa điều trị và phó giám đốc bệnh viện đều là 16/5/2016, tức bệnh nhân ra viện được 11 ngày, Thẩm mỹ Kangnam mới ký giấy ra viện.

Khuôn mặt Bà Đ. bị biến dạng là liệt dây thần kinh số 7 sau khi phẫu thuật căng da mặt và cắt mí tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam
Khuôn mặt Bà Đ. bị biến dạng là liệt dây thần kinh số 7 sau khi phẫu thuật căng da mặt và cắt mí tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam

Bên cạnh đó, theo bà Đ. ngày bà ra viện cũng không phải là 25/4/2016 hay 16/5/2016, vì sau khi phẫu thuật, mặt bà bị sưng đau bất thường nên bà nằm tại Thẩm mỹ Kangnam khoảng 5 ngày mới xuất viện.

Ngoài ra, trong tờ phiếu “đánh giá tình trạng khách hàng trước khi ra về” lại ghi ngày 16/5/2016 là ngày hẹn cắt chỉ và tái khám. Tại phiếu này, các chỉ số sức khoẻ của bà Đ. như tri giác, thị lực, vận động đều được đánh giá là bình thường, tỉnh táo hoàn hoàn, như trước khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, theo bà Đ. tình trạng của bà lúc đó không hề đúng như phiếu “đánh giá tình trạng khách hàng trước khi ra về” mà khuôn mặt của bà vẫn đang rất sưng và đau.

Không những thế, bà Đ. cho rằng chữ kỹ trên phiếu đánh giá này, cùng chữ ký trong mục “xác nhận của bệnh nhân” về việc gây mê và phẫu thuật đề ngày 6/5/2016 đều là giả mạo, không phải chữ ký của bà.

Cũng theo bà Đ. Thẩm mỹ Kangnam đã không thực hiện đúng biên bản làm việc ngày 6/5/2016 giữa lãnh đạo Thẩm mỹ Kangnam với bà về việc điều trị cho bà sau ca phẫu thuật hỏng.

Theo biên bản làm việc Thẩm mỹ Kangnam sẽ hồ trợ tất cả các bác sĩ giỏi đầu ngành để chẩn đoán, thăm khám về chuyên môn cho bà Đ. miễn phí trong quá trình điều trị tại BVTM Kangnam. Đồng thời, sắp xếp bố trí khách sạn cho bà Đ. ở và cử điều dưỡng chăm sóc cho bà Đ. trong quá trình điều trị sau phẫu thuật.

Thẩm mỹ Kangnam khẳng định: “Thời gian phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật sẽ từ 3-6 tháng. Tuy nhiên mọi người đồng ý và hiểu rõ rằng thời gian phục hồi còn tuỳ thuộc vào cơ địa, các bệnh tiềm ẩn của khách hàng trước đó mà điều đó có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến giai đoạn này. Sau 6 tháng nếu kết quả điều trị chưa hồi phục thì Bệnh viện sẽ chịu mọi chi phí điều trị cho bà Đ. đến khi ổn định”.

Hình ảnh bà Đ. trước khi thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam
Hình ảnh bà Đ. trước khi thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam

Bên cạnh đó, Thẩm mỹ Kangnam cũng yêu cầu: “Vào thời điểm bác sĩ, điều dưỡng của Thẩm mỹ Kangnam trực tiếp theo dõi tình hình sức khoẻ cũng như thời gian phục hồi của bà Đ., và để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao nhất thì bà Đ. vui lòng không tự ý thăm khám, điều trị tại nơi khách mà chưa có sự đồng ý của các bác sĩ Thẩm mỹ Kangnam, để hạn chế tối đa các tác động bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị”.

Kèm theo đó, Thẩm mỹ Kangnam còn khẳng định sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng thăm khám, chẩn đoán khi có nhu cầu sau khi bà Đ. đã hoàn toàn hồi phục và trở về nhà (nếu có).

Tuy nhiên, theo bà Đ. Thẩm mỹ Kangnam đã không làm hết trách nhiệm với bà, không thực hiện đúng biên bản làm việc. Mặc dù, Thẩm mỹ Kangnam đã trả lại cho bà 129 triệu tiền viện phí và “hỗ trợ” bà một khoản tiền để châm cứu, đắp thuốc và vì bà có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng số tiền này không thấm vào đâu so với số tiền gần 20 tỷ đồng bà đã phải bỏ ra để chữa trị suốt mấy năm qua.

Liên quan những vấn đề này, phóng viên Thương Gia đã liên hệ làm việc với Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ đơn vị này.

Thương Gia sẽ tiếp tục thông tin! 

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…