Khi nhiều doanh nghiệp đến Singapore khởi nghiệp

“Điều quan trọng nhất là tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Khung pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa tốt nên nhiều doanh nghiệp đã sang Singapore khởi nghiệp”, ông Đặng Quang Vinh, Phó ban Môi trường Kinh
Khi nhiều doanh nghiệp đến Singapore khởi nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được nói quá nhiều hiện nay. Nó là gì vậy, thưa ông?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra khoảng giữa thế kỷ XVIII nhưng phải đến 100 năm sau đó thế giới mới bắt đầu gọi tên là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vì khi đó, họ mới nhìn thấy sự tác động to lớn của cuộc cách mạng này đã thay đổi đời sống kinh tế - xã hội.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay cũng vậy, khi nó chưa tạo ra được sự thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế xã hội nên người ta dùng cụm từ này để đẩy mạnh vai trò của nó. Cuộc cách mạng này xuất phát từ cuộc cách mạng lần thứ tư của Đức dựa trên nền tảng công nghệ thông tin được kết nối Internet, thu thập dữ liệu, phân tích xử lí dữ liệu để nhằm tối ưu hóa các hoạt động kinh tế xã hội từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng.

Các cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai và thứ ba đi qua, Việt Nam đã không bắt kịp được. Khi đó, chúng ta vẫn là một nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, lạc hậu về trình độ công nghệ và thu nhập thấp. Ngày hôm nay Việt Nam đã khác, kinh tế xã hội Việt Nam đã phát triển và hội nhập quốc tế. Chúng ta có nền tảng công nghệ thông tin kết nối internet. Người Việt có cơ hội tiếp cận với tri thức và trí tuệ.

Công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chủ yếu là phần mềm và hàm lượng tri thức chứ không phải là máy móc. Phần mềm công nghệ mới giúp con người có thể rút ngắn quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm và có thể ứng dụng vào việc tối ưu hóa tài sản, hệ thống sản xuất cũ. Đặc biệt, công nghệ này có thể ứng dụng với nhiều quy mô, cấp độ, nhiều loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều tiền.

Theo ông, hiện nay những biểu hiện nào, những lĩnh vực nào trong xã hội được gọi là đang ứng dụng những thành tựu của Cuộc cách mạng 4.0? Chẳng hạn việc ứng dụng công nghệ hỗ trợ cho việc trông giữ xe ở các bãi đỗ xe công cộng ở Hà Nôi có phải là một minh họa?

Riêng phần mềm ứng dụng cho bãi đỗ xe là hỏng. Phần mềm sẽ chỉ cho ta biết chỗ nào còn trống nhưng khi đến nơi chỗ đó không còn trống nữa vì người trông xe đã cho người khác vào, họ đã thu tiền rồi. Việc đó chính quyền không xử lí được.

Hình thức thanh toán online, bằng thẻ tạo ra sự minh bạch nhưng cũng khiến cho nhiều người không thích. Bởi vì khi gửi xe vỉa hè người ta hay thu bằng tiền mặt nên họ không muốn tiết lộ. Việc ứng dụng công nghệ chưa giải quyết được bài toán này.

Thực ra, đã có nhiều ngành nghề, lĩnh vực đang ứng dụng một số công nghệ. Khi doanh nghiệp có tiền, có ý tưởng, có niềm tin vào môi trường kinh doanh từ đó dám đầu tư công nghệ mới mà thế giới đã có.

Tuy nhiên, tôi cho rằng điều quan trọng nhất là các cơ quan nhà nước cần tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Khung pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa tốt nên nhiều người đã sang Singapore làm việc.

Rào cản môi trường kinh doanh

Ông vừa đề cập đến hiện tượng chảy máu chất xám ra nước ngoài để làm ăn, khởi nghiệp. Theo ông, lí do vì sao lại dẫn đến hiện tượng này và đâu là những trở ngại, những rào cản nào khi chúng ta tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

Rất nhiều rào cản. Thứ nhất, rào cản về quản lý tín dụng thanh toán. Khi chúng ta không cho phép thanh toán bằng tiền bitcoin nói riêng và tiền số nói chung thì người ta vẫn phải dùng mô hình truyền thống là gọi vốn và cổ phần, nhưng mô hình truyền thống này còn tồn tại nhiều bất cập.

Mô hình gọi vốn mới dựa trên nền tảng công nghệ blockchain, không gọi vốn bằng tiền đô la hay tiền VND nữa mà gọi vốn bằng tiền Bitcoin hay ICO. Mỗi sản phẩm dịch vụ sẽ gắn với một loại tiền số và người ta bỏ tiền thật để đổi lấy tiền số để mua cổ phần của công ty đó. Còn tiền thật sẽ dùng để phát triển công ty.

Thứ hai, rào cản trong môi trường kinh doanh. Ví dụ, Chủ tịch một quỹ có 100 tỷ đô la chuyên đi tìm các công ty để mua và đầu tư vào hay còn gọi là mua cổ phần. Người ta sẽ lựa chọn sản phẩm bất kì công ty ở Singapore, Indonesia, Thái Lan hay Việt Nam để tìm kiếm tiềm năng sinh lời. Tuy nhiên, họ cũng quan tâm đến thủ tục đầu tư thế nào, bán và lấy tiền ra sao. Doanh nghiệp nào tốt thì họ sẽ đầu tư tiếp còn nếu không họ sẽ giải tán ngay. Nhưng hiện nay môi trường của ta chưa đủ linh hoạt để thu hút họ đầu tư như thế.

Vì thế, chúng ta cần làm thế nào để doanh nghiệp có môi trường tốt nhất để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình, sử dụng công nghệ mới và tạo ra những giải pháp công nghệ mới để giải quyết những thách thức đặt ra.

Thứ ba, rào cản về nguồn nhân lực trong nước. Những nguồn nhân lực có chất lượng cao hiện nay chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp như Viettel, FPT và họ chịu sự quản lí của các doanh nghiệp lớn này. Trong khi những người có trí tuệ, tư duy kinh doanh độc lập thì họ lại muốn đi theo hướng riêng.

Do đó, mục đích của chúng ta khi tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là tìm ra được điểm yếu của hệ sinh thái Việt Nam từ đó sửa đổi, xây dựng tạo nên một hệ sinh thái mới.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...