Khó khởi nghiệp, nguyên do ở đâu?

Về vấn đề phát triển phong trào khởi nghiệp, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, cộng đồng khởi nghiệp phải liên kết và hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành sức mạnh tập thể, tìm sự hỗ trợ và liên kết với
Khó khởi nghiệp, nguyên do ở đâu?

Phải khác biệt

“Điều quan trọng của khởi nghiệp là phải tạo ra một chuỗi sinh thái khởi nghiệp”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói. Đó cũng là mong muốn của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi đối thoại với cộng đồng khởi nghiệp Thủ đô cuối tháng 8/2017. Theo báo cáo, hệ sinh thái khởi nghiệp Hà Nội đang phát triển sôi động. Cộng đồng các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển với tốc độ ấn tượng, nhiều tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ra đời và hoạt động có hiệu quả, các dự án khởi nghiệp được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Chỉ tính trong 7 tháng đầu năm 2017, 16.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đồng thời theo con số thống kê không chính thức, hiện Hà Nội có khoảng trên 800 doanh nghiệp khởi nghiệp, phần lớn là các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, khái niệm khởi nghiệp vẫn được hiểu không phù hợp. Dường như khởi nghiệp đang được hiểu theo nghĩa đơn giản là bắt đầu kinh doanh, kể cả mở quán nước hay làm lái xe ôm. “Nếu muốn phát triển thực sự cần làm rõ thế nào là khởi nghiệp. Nó phải có các chuẩn mực chứ không phải ào ào hô khởi nghiệp. Đến nay, chưa có thay đổi một cách căn bản phân biệt khởi nghiệp với hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Ánh nêu quan điểm.

Theo ông Ánh, hiện các start-up hướng tới khởi nghiệp theo cái dễ, theo phong trào, không cân nhắc được lợi thế riêng, có phù hợp với năng lực, khả năng của bản thân và khả năng cạnh tranh đến đâu. Từ đó, rơi vào quy luật nghiệt ngã của khởi nghiệp là 80 – 90% tan rã. Ông Ánh đúc kết, khởi nghiệp hiện nay không mang yếu tố mới và vì thế, không ai quan tâm đến chuyện trang bị hay tạo điều kiện để khởi nghiệp thật sự. “Mình cứ kêu gọi khởi nghiệp thế thôi chứ không khác gì so với trước đây cả”, ông Ánh nói.

Chuyên gia Isarel, ông Ili Adry cho rằng, kinh nghiệm thực tế từ đất nước ông cho thấy, trung bình mỗi năm tại Isarel có khoảng 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời nhưng có tới 90% phá sản ngay sau đó. Sau rất nhiều kinh nghiệm, Isarel phát hiện ra rằng, để tránh điều này dự án khởi nghiệp cần học được cách “thoát”, có nghĩa là dự án khởi nghiệp sẵn sàng bán những thứ mình làm ra cho doanh nghiệp khác có tiềm lực tài chính lớn hơn nhằm phát triển ý tưởng được tốt hơn. Cũng theo ông Ili Adry, trong quá trình khởi nghiệp, giai đoạn quan trọng nhất là 18-24 tháng đầu tiên, lúc này doanh nghiệp dễ bị thất bại nhất khi có nhiều nguy cơ. Tuy nhiên nếu có được sự hỗ trợ qua giai đoạn này dự án khởi nghiệp sẽ có nhiều khả năng thành công.

“Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, cần phải có số vốn đủ mạnh mới nên khởi nghiệp. Ở Isarel là khoảng 1 triệu USD. Bên cạnh đó cần có ý tưởng độc đáo, nếu không thực sự khác biệt thì khi đưa sản phẩm ra thị trường chắc chắn sẽ thất bại. Sản phẩm cũng cần giải quyết được vấn đề thực tiễn. Cùng với đó, cần phát triển đồng đều cả đội ngũ. Nguyên tắc hàng đầu khi xem xét một dự án khởi nghiệp là xem năng lực của cả đội ngũ chứ không chỉ xét trên một cá nhân duy nhất”, ông Ili Adry nhấn mạnh.

Cứ khởi nghiệp là được hỗ trợ

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, qua quá trình tìm hiểu các quốc gia khởi nghiệp, thành phố đã xây dựng các bước đi ban đầu của hệ sinh thái khởi nghiệp, giao cho Sở KH&ĐT xây dựng đề án khởi nghiệp có hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Thành phố cũng đi khảo sát ở các nước, mời chuyên gia, xây dựng cổng thông tin hỗ trợ cho start-up. Cổng là sân chơi để mọi người tham gia, tự nhập dữ liệu và thành phố bỏ kinh phí duy trì hệ thống. Để kết nối các start-up với chuyên gia cũng như nhà đầu tư nước ngoài thành phố sẽ đứng ra hỗ trợ. Cùng với đó, thành phố sẽ kêu gọi vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp lớn nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. “Cần xác định hệ sinh thái khởi nghiệp chỉ là “bà đỡ” hỗ trợ ban đầu cho các dự án khởi nghiệp chứ không giúp đỡ từ đầu đến cuối. Tất cả ý tưởng sáng tạo của cá nhân, doanh nghiệp tới nay, tham gia vào hệ sinh thái đều được thành phố quan tâm, xem xét và hỗ trợ”, ông Chung khẳng định.

Chuyên gia Vũ Đình Ánh cho rằng, Hà Nội và TP HCM là nơi tập trung đông người, có công ăn việc làm nhiều. Hiện một số người không đi làm thuê nữa mà tự kinh doanh, số lượng người này đông lên thì dùng từ khởi nghiệp. Tuy thế, do tâm lý chung ở Hà Nội là yên phận, nên không năng động bằng TP HCM. “Thực ra tôi nghĩ khởi nghiệp không phải gặp khó khăn về vốn. Chẳng ai dại gì giao vốn cho hoạt động mà bản thân người làm cũng chưa hiểu rõ về cái mình muốn làm. Hai nữa khởi nghiệp rủi ro quá lớn. Kêu thiếu vốn là vô lý bởi vì khởi nghiệp theo nguồn gốc khởi nguyên của nó là đi lên từ số 0, số vốn rất ít. Nếu có một ý tưởng kinh doanh tốt, dự kiến có lãi thì tôi tin rằng sẽ có nhiều người nhảy vào đầu tư”, ông Ánh phân tích thêm.

Chốt lại câu chuyện, ông Ánh cho rằng, muốn hình thành cộng đồng khởi nghiệp ở Hà Nội, phải làm mạnh công tác tuyên truyền, xác định rõ thế nào là khởi nghiệp, kể cả cơ hội, thách thức, rủi ro để chuẩn bị sẵn các điều kiện trước khi bắt tay vào khởi nghiệp. “Nên có một tổ chức tập hợp họ lại. Qua đó vừa để tuyên truyền, đào tạo và tự đào tạo. Đã đi vào kinh doanh thì cần quan hệ, cần có mối liên kết. Chính cộng đồng đó giúp cho những người khởi nghiệp tự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Có sức mạnh tập thể để tìm sự hỗ trợ và liên kết với bên ngoài. Chứ tự bản thân, tự cộng đồng khởi nghiệp với nhau thì họ sẽ kéo nhau chết chìm hết”, ông Ánh lưu ý.

“Kêu thiếu vốn là vô lý bởi vì khởi nghiệp theo nguồn gốc khởi nguyên của nó là đi lên từ số 0, số vốn rất ít. Nếu có một ý tưởng kinh doanh tốt, dự kiến có lãi thì tôi tin rằng sẽ có nhiều người nhảy vào đầu tư”.

Theo Trường Phong/Tiền Phong

tienphong.vn/kinh-te/kho-khoi-nghiep-vi-dau-124443 https://www.tienphong.vn/kinh-te/kho-khoi-nghiep-vi-dau-1244431.tpo

Có thể bạn quan tâm

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...