Khơi nguồn kinh tế tư nhân

Nói về vai trò kinh tế tư nhân, một thành viên ban soạn thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng kể rằng, định hướng “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” chỉ được đưa ra sau
Khơi nguồn kinh tế tư nhân

Và phải coi đó là một thành công khi kinh tế tư nhân được ghi nhận một cách rõ ràng nhất từ trước tới giờ.   

Đã đến thời của kinh tế tư nhân

Chính từ sự ghi nhận ấy nên Văn kiện Đại hội cũng nêu rõ sẽ “tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”. Có thể nói sự đột phá trong tư duy của Đảng về kinh tế tư nhân đã được thể hiện rõ tại Đại hội XII, đây chính là thời điểm Chính phủ cần có thêm những động lực mới với những cơ chế, chính sách cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển. Để từ đó, kinh tế tư nhân sẽ được tạo cơ hội, được cạnh tranh công bằng và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Nhiệm vụ dẫn dắt thị trường của các doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thiện, bây giờ nên là sân chơi dành cho doanh nghiệp tư nhân.

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh: “Từ nay, kinh tế tư nhân sẽ được xác lập một vị thế mới trong nền kinh tế đất nước. Trong thời bao cấp, kinh tế tư nhân không được coi trọng và bị loại bỏ. Đến thời cải cách với nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân bắt đầu được khôi phục. Và sau hơn 30 năm, bây giờ chúng ta khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Một cách rõ ràng hơn, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế khẳng định đã đến thời của kinh tế tư nhân. Ông cho rằng, để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới thì trước hết, kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế thị trường. “Nhiệm vụ dẫn dắt thị trường của các doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thiện, tôi cho rằng bây giờ nên là sân chơi dành cho doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân cần thực sự được quan tâm, giúp đỡ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời cần có những sáng kiến, hỗ trợ để thúc đẩy cho doanh nghiệp tư nhân phát triển và từ đó doanh nghiệp tư nhân có thể “tỏa sáng”, trở thành động lực lớn cho nền kinh tế nước nhà”, ông Hiếu khẳng định…

Đã có thể khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế

Thể chế nào, doanh nhân đó

Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất để kinh tế tư nhân có thể khẳng định vai trò dẫn dắt thị trường của mình. Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định: “Thể chế nào, doanh nhân đó, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.

Theo các chuyên gia kinh tế, đẩy mạnh đổi mới thể chế kinh tế là một giải pháp chủ đạo, bao quát nhất để phát huy nội lực của thành phần kinh tế tư nhân. Có thể nói với đột phá trong tư duy của Đảng về kinh tế tư nhân tại Đại hội XII, đây chính là thời điểm Chính phủ cần có thêm những động lực mới với những cơ chế, chính sách cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển. Để từ đó, kinh tế tư nhân sẽ được tạo cơ hội, được cạnh tranh công bằng và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Việc hoàn thiện thể chế là do nhà nước tạo nên. Doanh nghiệp là đối tượng sử dụng thể chế nên phải có trách nhiệm thúc đẩy để hoàn thiện thể chế. TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, muốn kinh tế phát triển thì doanh nghiệp với tư cách là một thể chế phải được thiết kế lại.

Làm sao để doanh nghiệp không “sợ rủi ro”

Cần thêm hỗ trợ về môi trường kinh doanh. Đó là quan điểm của ông Nguyễn Tuấn Hải, CTHĐQT, TGĐ Alphanam về việc tháo gỡ những vướng mắc để khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Một trong những ví dụ điển hình được ông Hải đưa ra đối với doanh nghiệp mình là việc phải "tiếp" quá nhiều các đoàn kiểm tra, làm việc khi ông mở siêu thị Alphanam đầu tiên. "Mỗi tuần chúng tôi phải đón ít nhất 2-3 đoàn cán bộ xuống làm việc với doanh nghiệp. Mỗi đoàn lại phải có 3 người để tiếp, một lãnh đạo để "ngoại giao", một luật sư để trả lời các vấn đề liên quan đến thủ tục và một nhân sự nữa lo các hoạt động đón tiếp". Những việc này khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, nhưng điều quan trọng hơn là khiến "doanh nghiệp cảm thấy ức chế cũng như rủi ro trong công việc. Đây chính là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp" ông Hải nói. 

"Bên cạnh những ưu đãi từ chính sách mà doanh nghiệp rất cần thì điều mà doanh nghiệp cần hơn nữa là sự thay đổi cách quản lý để làm môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, giúp các doanh nghiệp có "niềm tin" hơn để sản xuất kinh doanh.

Chính vì thế, bên cạnh những ưu đãi từ chính sách mà doanh nghiệp rất cần thì điều mà doanh nghiệp cần hơn nữa là sự thay đổi cách quản lý để làm môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, giúp các doanh nghiệp có "niềm tin" hơn để sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp cần được  tham gia sâu hơn vào chính sách

Cùng quan điểm với ông Nguyễn Tuấn Hải, ông Phạm Đình Đoàn, CTHĐQT Tập đoàn Phú Thái cũng lấy chính Hà Nội làm ví dụ. "Hà Nội quyết tâm đổi mới, tuy nhiên trong quá trình triển khai những chính sách, chủ trương mới, vẫn gặp nhiều khó khăn vì bộ máy cồng kềnh. Tốc độ giải quyết vẫn chậm hơn so với tốc độ phát sinh những khó khăn đối với doanh nghiệp. Nếu không có sự đột phá thì sẽ rất khó để phát triển." ông Phạm Đình Đoàn nhấn mạnh. 

Đặc biệt, theo ông Phạm Đình Đoàn, nếu giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp mà không xuất phát từ chính các doanh nghiệp thì sẽ rất khó. Theo ông Đoàn, việc xây dựng các chính sách, bộ luật mà không có sự tham gia của chính sách doanh nghiệp thì sẽ rất khó khi triển khai. 

Đặc biệt, vai trò của Nhà nước là rất quan trọng trong việc định hướng cho các doanh nghiệp theo những lĩnh vực cụ thể để tập trung phát triển. Ông Phạm Đình Đoàn đưa ra ví dụ về Tập đoàn Okamura của Nhật Bản để minh chứng cho vai trò định hướng của Nhà nước. Theo ông Đoàn, trước đây Okamura và Toyota đều là các doanh nghiệp sản xuất ôtô của Nhật. Nhưng sau khi có định hướng của Nhà nước Nhật, Okamura đã chuyển hướng sang chuyên sản xuất bàn ghế. "Sự chuyển hướng ấy, cùng với những cam kết hỗ trợ từ phía Chính phủ Nhật Bản đã giúp đất nước này có một Toyota hàng đầu trong sản xuất ôtô và một Okamura hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất bàn ghế, thay vì hai doanh nghiệp ôtô chỉ cạnh tranh trong thị trường nước Nhật", ông Đoàn chia sẻ.

Trên thực tế, những ý kiến của các doanh nghiệp cũng đã được người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Chính phủ sẽ làm hết sức mình để có được một môi trường kinh doanh bình đẳng không chỉ giữa các khu vực kinh tế với nhau mà còn cần bình đẳng ngay trong mỗi khu vực, nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Xây dựng môi trường liêm chính. Phải xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tuấn Hải, mặc dù các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã bắt kịp với cuộc sống kinh tế nhưng vấn đề triển khai những chủ trương, chính sách ấy vẫn còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân chính khiến việc triển khai gặp nhiều khó khăn là chất lượng công chức, khi mà càng "xuống dưới" chất lượng công chức càng kém. "Đây chính là một điểm khiến những chủ trương chính sách mặc dù rất "trúng" nhưng vẫn bị nghẽn, chưa đi vào đời sống” ông Nguyễn Tuấn Hải nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...