Không có nhà đầu tư nào tham gia đấu giá cổ phần của CTCP Thủy điện Nậm Chiến

Đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc đấu giá bán cổ phần của CTCP Thủy điện Nậm Chiến (15 giờ 30 ngày 22/03/2018) nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá.
Không có nhà đầu tư nào tham gia đấu giá cổ phần của CTCP Thủy điện Nậm Chiến

Vì thế, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của CTCP Thủy điện Nậm Chiến do Tổng công ty Điện lực miền Bắc sở hữu vào ngày 29/03/2018.

Theo quy định tại Điều 14 Quy chế bán đấu giá cổ phần của CTCP Thủy điện Nậm Chiến do Tổng công ty Điện lực miền Bắc sở hữu ban hành kèm theo Quyết định số 88/QĐ-SGDHN ngày 01/03/2018 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.

Theo kế hoạch, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của CTCP Thủy điện Nậm Chiến do Tổng công ty Điện lực miền Bắc sở hữu vào ngày 29/03/2018.

Vì vậy, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo không tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của CTCP Thủy điện Nậm Chiến do Tổng công ty Điện lực miền Bắc sở hữu vào ngày 29/03/2018.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016, Thuỷ điện Nậm Chiến được thành lập cuối năm 2003, tiền thân là ban quản lý Dự án Thuỷ điện Nậm Chiến của Tổng công ty Sông Đà triển khai dự án thuỷ điện công suất 200 MW tại huyện Mường La, Sơn la.

Vốn điều lệ của Thuỷ điện Nậm Chiến là 951,25 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Sông Đà là cổ đông lớn nhất, chiếm 46%, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ở hữu 24%, EVNNPC có 5%, Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (PVCombank) nắm 3%, còn lại 21% là các cổ đông khác sở hữu.

Thủy điện Nậm Chiến được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế (2013-2016), giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo và thuế suất 10% trong 15 năm đầu (2013-2027). Năm 2013 là năm đầu tiên công ty bắt đầu phát điện và có thu nhập chịu thuế.

Mặc dù được hưởng loạt ưu đãi nhưng tình hình tài chính công ty liên tục ảm đạm bắt đầu từ năm 2014.

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...