Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị làm rõ khoản lỗ 26.235 tỷ đồng của EVN

Mới đây, trong báo cáo thẩm tra về kinh tế-xã hội, Ủy ban kinh tế đã đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân khoản lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2022, đồng thời đề nghị chính phủ sớm có giải pháp khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện...
Khoản lỗ của EVN

Trước đó, theo báo cáo của Bộ Công Thương vào cuối tháng 3, giá sản xuất điện là 2.032,26 đồng một kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Tức là với mức giá bán lẻ bình quân ở thời điểm trước khi tăng giá, Tập đoàn điện lực Việt Nam bán lỗ gần 168 đồng một kWh.

Cụ thể, do giá nhiên liệu than, khí, dầu leo thang đã khiến cho chi phí đầu vào tăng vọt, số lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm ngoái hơn 26.200 tỷ đồng sau khi trừ đi thu nhập tài chính khác.

Lẽ đó, cách đây không lâu, vào ngày 4/5, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã quyết định tăng giá điện 3%, mức giá bán lẻ bình quân là 1.920,37 đồng/kWh. Theo Ủy ban kinh tế, việc này đã khiến các doanh nghiệp sản xuất tăng chi phí đầu vào trong bối cảnh đơn hàng và xuất khẩu đều giảm. 

Vệ dài hạn, việc giá điện bán lẻ điện tăng lên cùng sự phát triển của thị trường điện sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán điện, phản ánh đúng tỉ lệ cung cầu trên thị trường điện.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đã chỉ ra điểm không hợp lý trong cơ cấu giá mà Bộ Công Thương đã đưa ra, giá điện sinh hoạt vẫn bù chéo cho sản xuất, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số lượng lớn. 

Vì vậy, giá điện sinh hoạt của người dân phải chi trả cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp, cơ chế giá điện hiện hành là không hợp lý. Theo Ủy ban, việc chi phí phải chi trả của người dân cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay nhưng chưa được xem xét, thay đổi.

Cơ quản thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đưa ra lưu ý, không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc và trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng để đáp ứng chính sách giá điện như hiện nay.

Cơ quan của Quốc hội này cho rằng, phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn có trong Nghị quyết số 55-NQ/TW và nằm trong các chiến lược, cơ chế khuyến khích phát triển của Chính phủ. Nhưng song song với đó, nguồn năng lượng này còn khó khăn khi điện tái tạo sản xuất không bán được và những tồn tại trong việc chưa thống nhất được về cơ chế giá. 

Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ các dự án về nguồn và lưới điện, chủ động phương án nguồn cung than, khí phục vụ sản xuất và vận hành hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới”, đại diện của Ủy ban Kinh tế cho biết. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp

Trong bối cảnh giá xăng thế giới đang trên đà chinh phục đỉnh mới, giá bán lẻ xăng trong nước lại có xu hướng ngược lại khi tiếp tục được liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành tuần này…

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch quốc tế khi nhà đầu tư tận dụng cơ hội mua vào trước thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ và hàng loạt dữ liệu kinh tế sắp công bố. Trong nước, giá vàng vẫn duy trì ở mức cao, chênh lệch khoảng 2,4 triệu đồng/lượng so với giá thế giới…

Giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành tuần này

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu tiếp tục giảm, giá mới được áp dụng từ 15h chiều nay...