Không dễ tiếp cận gói hỗ trợ 285.000 tỷ đồng

Theo TS. Bùi Quang Tín, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng được cho là “cứu cánh” của doanh nghiệp giai đoạn dịch bệnh này nhưng để tiếp cận được gói này doanh nghiệp không những phải chứng minh được thiệt hại mà còn phải có dòng tiền tốt.
Không dễ tiếp cận gói hỗ trợ 285.000 tỷ đồng

Cũng theo ông tín, ngoài việc hỗ trợ lãi vay các ngân hàng cần hỗ trợ thêm cả thủ tục thẩm định cho vay. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề thẩm định hồ sơ vay thì lại vướng Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.

Ngoài vấn đề về quy trình thẩm định, thì khả năng hấp thụ vốn vay của doanh nghiệp đến đâu cũng là một vấn đề cần tính đến. Bởi nếu các ngân hàng quá gắt gao trong quá trình hỗ trợ, rất ít doanh nghiệp có thể tiếp cận gói hỗ trợ 285.000 tỷ đồng này.

Nhà nước đã có chủ trương đúng hướng, phần còn lại, các ngân hàng thương mại phải biến chủ trương này thành khả thi, hỗ trợ thực chất cho doanh nghiệp. Chỉ có như thế, doanh nghiệp mới có đủ điều kiện, động lực để vượt qua thời điểm khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh khi dịch qua đi, theo đó họ mới có dòng tiền trả nợ ngân hàng.

Trước đó, CTCK SSI cũng đưa ra nhận định lo ngại rằng việc hấp thụ gói tín dụng này sẽ hạn chế bởi hoạt động sản xuất kinh doanh đang đình trệ. 

Thực tế, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 2 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 0,06%, so với mức 1% cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp hiện tại là rất yếu.

Một số dự báo gần đây trù tính, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến cuối quý II/2020, sẽ có khoảng trên 50% doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp còn lại nếu có thể tồn tại cũng sẽ gặp khó khăn về dòng tiền.

Tuy nhiên, TS. Bùi Quang Tiến cũng cho biết thêm, trước tình hình hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, trong nguy vẫn có nhiều cơ hội. Bản thân các doanh nghiệp cần tự cấu trúc lại hệ thống kinh doanh, đào tạo lại đội ngũ nhân sự và đặc biệt là tìm kiếm thị trường mới.

Theo đó, các doanh nghiệp cần tự tái cấu trúc, thay đổi hoạt động kinh doanh, nhắm vào phục vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, trong đó nhấn mạnh vào marketing, truyền thông thương hiệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng tốt hơn để giữ chân khách hàng cũ đồng thời, tiếp cận khách hàng tiềm năng để duy trì hoạt động trong 3-6 tháng tới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...