Hai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 sắp được triển khai

Tại phiên họp Chính phủ thường kì tháng 2/2020 vào chiều 3/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thông tin về việc đưa ra hai gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Hai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 sắp được triển khai

Theo VOV trích lời Thủ tướng tại phiên họp “ Một gói hỗ trợ tín dụng 250.00 tỷ đồng lãi suất thấp. Một gói hỗ trợ từ tài khóa như hoãn, giãn về tài chính ít nhất gần 30.000 tỷ đồng. Chúng ta chưa gọi đây là gói kích thích kinh tế”.

Các gói hỗ trợ tiền tệ, tài khóa, thương mại đầu tư, cải cách thủ tục hành chính sẽ tập trung vào các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh, trước hết là cho du lịch, hàng không, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu.

Sự chủ động của ngành ngân hàng

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay, có 23 tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo NHNN, ước tính có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này, và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống, trong đó một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: nông, lâm nghiệp và thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…

Trong vòng 3 tuần kể từ khi họp với NHNN (họp ngày 6/2), các TCTD đã khẩn trương rà soát tình hình khách hàng vay vốn để chủ động xây dựng chương trình, kịch bản hành động nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và bước đầu ghi nhận từ các TCTD hỗ trợ cho trên 44 nghìn khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng... để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại.

Ngoài ra các ngân hàng thương mại đang xây dựng thêm chương trình cho vay mới với tổng giá trị khoảng 250.000 tỷ đồng. Nguồn vốn giá rẻ này sẽ do các ngân hàng tự cân đối nguồn thay vì nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất như một số gói tín dụng ưu đãi trước kia. 

Tùy thuộc vào sức khỏe tài chính, mỗi ngân hàng sẽ có mức giảm cho vay khác nhau 0,5%-3%/năm hoặc không tính lãi phạt với những khoản vay chậm trả.

Hơn nữa không chỉ đối với các khoản giải ngân mới mà một số ngân hàng như Vietcombank, Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam còn tính giảm lãi vay cho các khoản vay hiện hữu.  Hiện đã có 5.000 khách hàng được trực tiếp giảm lãi vay. Các tổ chức tín dụng cho biết đang xem xét hồ sơ giảm lãi của khoảng 34.000 khách hàng nữa.

Liều thuốc dài hơi hơn được các ngân hàng đưa ra là cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ cho các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch. Dự thảo hướng dẫn chi tiết đang được NHNN đưa ra lấy ý kiến.

Không bao cấp cho sự yếu kém

Thực tế, nhờ sự chủ động của toàn ngành ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua đã tạm “thở phào” với áp lực chi phí. Một ví dụ cụ thể là Vietnam Airlines, từ khi bùng phát dịch, nhu cầu vận tải hàng không giảm xuống rõ rệt. Doanh nghiệp này đã được giảm ngay 1% lãi suất vay vốn từ đầu tháng 2, tương đương khoảng 6 tỷ đồng (theo lãnh đạo doanh nghiệp).

Tuy nhiên, tại phiên họp Chính phủ thường kì tháng 2/2020, Thủ tướng nhấn mạnh, việc hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do dịch Covid-19 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không phải là bao cấp cho sự yếu kém.Trong đó có hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp, hỗ trợ về chính sách tài khóa. Các gói hỗ trợ này phải có hiệu lực ngay đến doanh nghiệp và người dân, không được để lâu, không có cơ chế xin cho, thiếu minh bạch.

Thủ tướng nêu rõ, ổn định vĩ mô vẫn là cái then chốt, không để vì các lí do khác làm ảnh hưởng đến mục tiêu này. Chúng ta chưa đặt vấn đề nới lỏng chính sách tiền tệ hay đưa ra gói kích thích kinh tế.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, NHNN cần chuẩn bị sẵn các kịch bản, phương án và đối sách với tình huống, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 và tình hình thế giới, khu vực để không bị động, bất ngờ. 

NHNN căn cứ vào Luật Các tổ chức tín dụng, Luật NHNN để ổn định lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại tệ, đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, nhất là cung ứng tín dụng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, không để thiếu vốn tín dụng.

Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành rà soát, khẩn trương đề xuất phương án miễn, giảm, giãn, hoãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, trong đó có việc giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ sớm chuẩn bị kỹ nội dung cho hội nghị toàn quốc kiểm điểm trách nhiệm về vấn đề này ngay trong quý I/2020.

Với khoảng 600.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân trong năm nay, đây sẽ là kênh quan trọng góp phần cho tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xã hội, năm ngoái chiếm 34% GDP, thì năm nay, con số này phải cao hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh, phải tạo mọi điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các địa phương, "đừng để ngâm ngày này sang ngày kia, sở này sang sở kia". Quy định nào chưa sát thực tế thì phải bãi bỏ, "nhất là xóa bỏ cái quyền tôi, quyền anh, xin-cho".

Xem thêm

NHNN cho hệ thống tín dụng tái cơ cấu nợ

NHNN cho hệ thống tín dụng tái cơ cấu nợ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...