Không phải Viettel, đây mới là tập đoàn trong nước có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam

Với việc có lợi nhuận trước thuế tăng 82% trong năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã vượt Viettel để trở thành công ty trong nước có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, xét về doanh thu, Tập đoà
Không phải Viettel, đây mới là tập đoàn trong nước có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam

Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017 (VNR 500), Samsung - một doanh nghiệp FDI trở thành doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Xếp sau Công ty điện tử Samsung Việt Nam là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).

Hiện tại, EVN đang là tập đoàn lớn nhất Việt Nam, nếu không tính tới doanh nghiệp FDI như Samsung. Ngày 23/7 vừa qua, tập đoàn này vừa gửi báo cáo cập nhật trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, tổng doanh thu năm 2017 của EVN đạt 300.045 tỷ đồng. Con số này lớn hơn nhiều của PVN (271.404 tỷ đồng) và Viettel (249.300 tỷ đồng).

Tuy nhiên, về lợi nhuận trước thuế, EVN chỉ đạt 8.145 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với PVN và Viettel. Mức lợi nhuận trước thuế mới cập nhật ngày 23/7 đã cao hơn khoảng 1.500 tỷ đồng so với số liệu trước đó. Thậm chí, lợi nhuận của EVN đã tăng tới 58% so với năm 2016, thời điểm EVN đứng thứ tư trong bảng xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Mặc dù có lợi nhuận cao nhất trong 3 tập đoàn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vẫn tụt xuống vị trí thứ ba sau 9 năm đứng hạng nhất. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, lợi nhuận trước thuế năm 2017 của PVN là 48.220 tỷ đồng, tăng 82% so với năm 2016.

Ít hơn khoảng 4.000 tỷ đồng là mức mức lợi nhuận của Viettel. Theo tập đoàn này, lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 43.936 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh tại nước ngoài đang phát triển tốt với 8/10 thị trường đã có lãi.

Trái ngược với tình hình kinh doanh khả quan trên thị trường quốc tế của Viettel, PVN đang gặp một số vấn đề với các dự án ở ngoài nước. Theo PVN, 2017 là "năm khó khăn nhất" trong hơn 42 năm xây dựng và phát triển của Tập đoàn. Ngoài yếu tố giá dầu suy giảm kéo dài, lĩnh vực cốt lõi là thăm dò, khai thác khó khăn, kéo theo các lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị dầu khí sụt giảm…, đặc biệt là nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách đối với ngành Dầu khí chưa được tháo gỡ, đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực hoạt động của PVN.

Báo cáo giám sát năm 2016 của Quốc hội chỉ ra rằng, số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của PVN lên đến 6,687 tỷ USD, gấp 3 lần Viettel. Tuy nhiên, hiệu quả một số dự án của PVN không cao.

Trong khi đó, Viettel lại là doanh nghiệp duy nhất cho đến nay đạt doanh thu tỷ USD từ hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, dù số vốn nhỏ hơn PVN. Theo Báo cáo tài chính của Viettel Global (đơn vị chuyên đảm trách mảng đầu tư quốc tế của Viettel), doanh thu năm 2017 đã đạt hơn 19.000 tỷ đồng, đóng góp lớn trong 1,3 tỷ USD tổng doanh thu từ nước ngoài của Viettel.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm