Kiên quyết với “giặc nội xâm”!

Trong phát biểu tại lễ trao Giải toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa
Kiên quyết với “giặc nội xâm”!

Đây là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục từ trung ương đến cơ sở.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, tiếp theo kết quả giai đoạn trước, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 07-CTr/TU ngày 26-4-2016 về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020”. Thành ủy, UBND TP Hà Nội luôn xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm; thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện, chú trọng các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính và phối hợp với các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng. Nhờ đó, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 của TP Hà Nội được thực hiện tốt.

Thế nhưng, số liệu công bố tại Hội nghị tổng kết công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng năm 2017, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, do Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 3-1 cho thấy, trong số 15.000 tin báo tội phạm thì chỉ có 30 tin báo tội phạm về tham nhũng, chủ yếu về đất đai ở các xã phường, thôn xóm. Rõ ràng đây là tỷ lệ thấp, bởi trên thực tế công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, nhất là ở cấp cơ sở, vẫn còn hạn chế, chưa đạt so với yêu cầu và kỳ vọng của nhân dân.

Năm 2017, hàng loạt vụ đại án liên quan đến ngân hàng, dầu khí hay chuyện tiêu cực nảy sinh tại các doanh nghiệp lớn trong cả nước bị phanh phui là minh chứng rõ cho quyết tâm chính trị chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ. Quyết tâm này đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe đối với các hành vi tham nhũng, vun đắp niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta.

Để cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái đạt hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng bộ TP Hà Nội luôn trong sạch, vững mạnh, việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái trong Đảng là hết sức quan trọng, cần thiết. Cùng với đó, cần nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân Thủ đô trong công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Thủ đô, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức thuộc các cơ quan chức năng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; đồng thời tích cực phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí ngay “từ gốc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi tham nhũng, lãng phí là "giặc nội xâm" và Người yêu cầu phải đấu tranh kiên quyết với loại "giặc" nguy hiểm này. Vì thế, công tác phòng, chống "giặc nội xâm" cần được cả hệ thống chính trị của thành phố đặt trọng tâm ưu tiên trong năm 2018, mà ngành Nội chính thành phố là lực lượng tiên phong phải thực sự vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong mọi hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ, cũng là trọng trách cao cả, góp phần củng cố niềm tin của toàn dân.

Theo Hà Nội mới

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...