Lãi suất điều hành sẽ tăng 4,5% vào cuối năm 2022?

Áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu và xăng dầu đã tăng giá, đồng thời lãi suất huy động có xu hướng đi lên có thể khiến Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành lên 4,5% vào cuối năm 2022.
Lãi suất điều hành sẽ tăng 4,5% vào cuối năm 2022. (Ảnh: Int)
Lãi suất điều hành sẽ tăng 4,5% vào cuối năm 2022. (Ảnh: Int)

Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%. Các chuyên gia cho rằng, mức lạm phát này của Việt Nam về cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát so với các thị trường mới nổi khác, xét bối cảnh giá thực phẩm và áp lực giá do nhu cầu về cơ bản đã được kiểm soát.

Lãi suất huy động tiếp tục tăng

Bà Sagarika Chandra, Giám đốc Đánh giá tín nhiệm Quốc gia của Fitch Ratings tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, hiện tại, lạm phát không phải là một mối lo chính đe dọa nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã triển khai tích cực các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện hệ thống tài chính-ngân hàng. Đặc biệt, việc ban hành gói kích thích tài khóa - tiền tệ trị giá 350.000 tỷ đồng đã giúp Việt Nam ổn định nợ công, giữ vững tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn, dự trữ ngoại hối đang ở mức kỷ lục, tạo bộ đệm để Việt Nam ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài.

Tuy nhiên, giới phân tích nhìn nhận, áp lực lạm phát là có, bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cho rằng, bối cảnh hiện nay cho thấy những thách thức không chỉ với Việt Nam mà nhiều quốc gia khác đó là cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả. Rủi ro về lạm phát, sự thay đổi toàn cầu sắp diễn ra theo hướng thắt chặt tiền tệ có thể làm giảm tính linh hoạt trong chính sách. 

Các chuyên gia cho rằng, áp lực lạm phát gián tiếp làm tăng lãi suất huy động khi cầu vốn trở lại.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý II/2022 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng ngay trong quý này. Mức tăng được các TCTD kỳ vọng chỉ giao động từ 0,03-0,06 điểm % trong quý II và 0,13-0,18 điểm % trong cả năm 2022.

Cùng với đó, huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 3,6% trong quý II/2022 và tăng 11,4% trong năm 2022, điều chỉnh giảm nhẹ so với mức kỳ vọng 12,1% tại kỳ điều tra trước.

Trước đó, trong tháng 3, hàng loạt ngân hàng như BacABank, MSB, OCB, VietBank, SHB, NCB,…cũng đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi và đa số theo xu hướng tăng, mức điều chỉnh phổ biến là 0,1-0,3%/năm.

Lãi suất điều hành có thể tăng lên 4,5%

Đề cập trong báo cáo "Vietnam at a glance - Bước đi thận trọng" về kinh tế Việt Nam, các chuyên gia HSBC đánh giá, rủi ro lạm phát gia tăng, dù là do cung, sẽ vẫn là dấu hiệu cho thấy cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Vì vậy, chúng tôi đã đẩy dự báo mức điều chỉnh tăng 50 điểm cơ sở lên quý III/2022 (trước đây dự báo quý IV/2022), nhiều khả năng sẽ khiến lãi suất điều hành tăng lên 4,5% vào cuối năm 2022.

Đồng tình, các chuyên gia đến từ công ty chứng khoán BSC cho rằng, với xu hướng lạm phát đang gia tăng, Việt Nam dự kiến vẫn sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong quý II và quý III/2022 và bắt đầu nâng lãi suất kể từ quý IV theo xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của thế giới.

Trong bối cảnh đó, tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đánh giá: "NHNN cần tiếp tục giữ nguyên lãi suất, qua đó giúp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro lạm phát. Nhờ đó, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam tăng tốc rõ rệt ngay từ quý I/2022. Dự báo tăng trưởng là 6,7% cho năm 2022 và 7% cho năm 2023".

Tại cuộc họp mới đây Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng phải thừa nhận, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn, cùng với nhiều áp lực từ kinh tế trong nước; kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

Mặc dù vậy, NHNN tới thời điểm này chưa có động thái nào cho thấy sẽ sớm "đảo chiều" chính sách tiền tệ, đặc biệt là chính sách lãi suất giữa áp lực lạm phát.

Xem thêm

Giảm lãi suất ngân hàng có khả thi?

Giảm lãi suất ngân hàng có khả thi?

Về mục tiêu giảm lãi suất, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng "mục tiêu này rất khó cho điều hành và không hợp lý"... Tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế Quố

Có thể bạn quan tâm

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024

Một số ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan trong những tháng cuối năm 2024. Trong đó, Sacombank ước tính mang về 12.700 tỷ đồng lợi nhuận cả năm. Các ngân hàng quốc doanh và TPBank cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về tài sản và tín dụng…

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...