Lãi suất huy động vẫn có dư địa giảm

Với mặt bằng huy động của ngân hàng nhóm dẫn đầu hiện khoảng 5% và nhóm 2 là khoảng 6%, lãi suất huy động có thể giảm thêm 0,3%-1% trước khi đi vào trạng thái ổn định kéo dài.
Lãi suất huy động vẫn có dư địa giảm

Đây là nhận định của ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc đầu tư Công ty Cổ phần Quản lý quỹ PVI (PVIAM) về tình hình lãi suất ngân hàng từ năm đến cuối năm 2021.

Theo ông Linh, cả lãi suất điều hành, lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều đã giảm kể từ cuối 2019. Theo thống kê của chúng tôi, lãi suất huy động trung bình đã giảm khoảng 2,2% so với mức đỉnh vào quý IV/2019.

Lợi nhuận lãi biên (NIM) trong quý III của các ngân hàng thương mại ít thay đổi so với 2 quý đầu năm nên có thể suy ra được rằng lãi suất cho vay trung bình cũng giảm tương ứng khoảng 2,2%.

Để kích thích kinh tế thì mục tiêu quan trọng nhất là giảm lãi suất cho vay. Muốn làm được việc này ngoài việc người gửi tiền phải chấp nhận giảm thu nhập (do lãi suất huy động giảm) thì các ngân hàng thương mại cũng phải cùng chia sẻ khó khăn. 

Với số liệu NIM ít thay đổi, có thể thấy sự chia sẻ này từ các ngân hàng thương mại vẫn còn chậm. 

Ông Linh cho rằng, trong bối cảnh như hiện nay, lãi suất huy động vẫn có thể giảm thêm nhưng thấp hơn 9 tháng đầu năm 2020. Lạm phát có thể được kiểm soát ở mức 3%, tối đa là 3,5% trong vòng 3-5 năm tới. Cán cân thanh toán sẽ tiếp tục thặng dư, trực tiếp tạo nguồn cung ngoại tệ để ổn định tỷ giá và hỗ trợ thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Xem thêm

Các ngân hàng không được tăng lãi suất kể cả lãi suất huy động

Các ngân hàng không được tăng lãi suất kể cả lãi suất huy động

Đây là chỉ đạo của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại Hội nghị triển khai các các giải pháp cụ thể, phối hợp tính toán thiệt hại để có phương án tín dụng phù hợp, đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch do virus Corona (nCoV) gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...