Lãi suất huy động có thể chịu áp lực trong thời gian tới

Theo nhận định của BVSC, làn sóng thứ 2 của dịch Cobid-19 xuất hiện có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất huy động sẽ chịu áp lực giảm trong thời gian tới.
Lãi suất huy động có thể chịu áp lực trong thời gian tới

Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), việc các ca lây nhiễm Covid-19 xuất hiện trở lại trong cộng đồng gần đây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng kinh doanh, khiến nhu cầu vốn trong thời gian tới giảm.

Bên cạnh đó, dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 22 về việc giảm tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ mức 40% về 37% đang được lấy ý kiến với thời hạn được lùi lại 6 tháng hoặc 1 năm. Trên cơ sở đó, thanh khoản hệ thống được dự báo sẽ vẫn ở trạng thái tích cực trong ngắn hạn.

Trên thị trường 1, lãi suất huy động trong tháng 7 của các nhóm ngân hàng đều giảm đối với cả kì hạn 6 tháng và 12 tháng. Đối với kì hạn 6 tháng, lãi suất trung bình của nhóm ngân hàng quốc doanh giảm mạnh nhất (0,5 điểm %) từ 4,9% xuống 4,4%, nhóm ngân hàng tư nhân lớn (vốn trên 5.000 tỉ đồng) cũng giảm 0,14% lãi suất huy động 6 tháng.

Lãi suất huy động kì hạn 12 tháng cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất của nhóm ngân hàng quốc doanh với mức giảm 0,5 điểm % từ 6,12% xuống 5,62%. Nhóm ngân hàng tư nhân lớn có vốn trên 5.000 tỉ đồng thì giảm 0,12%.

Lãi suất huy động của các ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng có vốn nhà nước giảm mạnh trong thời gian qua trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng đang dồi dào. Lãi suất liên ngân hàng liên tục tạo đáy mới trong tháng 7 khi giảm mạnh về mức quanh 0,12-0,5% với các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần.

Nguyên nhân có thể đến từ tăng trưởng huy động vẫn ổn định trong khi tăng trưởng tín dụng tăng trưởng thấp. Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3,26%, chỉ bằng khoảng 1 nửa so với cùng kỳ năm 2019 và là mức tăng thấp nhất trong 7 năm qua.

Cụ thể, tại Vietcombank, tăng trưởng tiền gửi của khách hàng trong quý 2 đã tăng khoảng 5,05% so với quý trước, nhưng tăng trưởng hoạt động cho vay khách hàng chỉ khoảng 2,15%.

Việc chưa thể hấp thu được lượng vốn huy động này khiến nhóm “big 4” ngân hàng này buộc phải điều chỉnh để cân đối chi phí.

BVSC nhận định, làn sóng tiếp theo của dịch Covid-19 xuất hiện có thể tiếp tục khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Điều này có thể tác động khiến tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức thấp và lãi suất huy động có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm trong thời gian tới.

Dịch bệnh xuất hiện trở lại trong thời gian gần đây có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng kinh doanh, khiến nhu cầu vốn trong thời gian tới giảm. Bên cạnh đó, dự thảo sửa đổi Thông tư 22 về việc giảm tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ mức 40% về 37% đang được lấy ý kiến với thời hạn được lùi lại 6 tháng hoặc 1 năm. Trên cơ sở đó, thanh khoản hệ thống được dự báo sẽ vẫn ở trạng thái tích cực trong ngắn hạn.

Khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào và lãi suất liên ngân hàng tiếp tục tạo đáy mới, NHNN đã không thực hiện hoạt động bơm/hút ròng trên thị trường mở trong tuần qua. Thanh khoản được dự báo tiếp tục dồi dào, qua đó nhiều khả năng NHNN sẽ không thực hiện bơm/hút ròng với khối lượng đáng kể nào trong thời gian tới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...