Lãi suất “lội ngược dòng”, ai hưởng lợi?

Cơ quan giám sát tài chính cho rằng các ngân hàng đang có điều kiện để giảm lãi suất và có thể duy trì giảm lãi suất nếu đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tiết giảm chi phí. Thực tế là từ tháng 6/2016, nhiều ngâ
Lãi suất “lội ngược dòng”, ai hưởng lợi?

Cơ quan giám sát tài chính cho rằng các ngân hàng đang có điều kiện để giảm lãi suất và có thể duy trì giảm lãi suất nếu đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tiết giảm chi phí. Thực tế là từ tháng 6/2016, nhiều ngân hàng đã lao vào cuộc đua tăng lãi suất, bất chấp dư thừa vốn.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng đã duy trì khá ổn định trong vòng một năm trở lại đây, nhưng phía đằng sau, lại có những cơn sóng ngầm đẩy lãi suất dâng cao. Không ồn ào, rầm rộ nhưng luôn rất khốc liệt giữa các nhóm ngân hàng “khát vốn”, nhóm cần mở rộng tăng trưởng tín dụng, với nhóm các nhà băng hoạt động ổn định, cần giữ chân khách hàng…“Nóng” chạy đua tăng lãi suấtNăm nay, cuộc đua lãi suất huy động vốn bắt đầu sớm hơn từ cuối tháng 5 với diễn biến trái chiều. Nhóm các ngân hàng như Techcombank, NCB, HDBank, OCB, VIB… tăng mạnh lãi suất ở các kỳ hạn trung và dài thêm từ 0,2-0,5%, lên mức 5,4-7,6%/năm từ 6 tháng trở lên.Nhóm các ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank… vẫn cố gắng giữ ổn định lãi suất huy động, phổ biến ở mức 0,8-5,4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, và từ 5,4-7,2%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng. Các ngân hàng này cũng cắt giảm lãi suất cho vay 0,3-0,5%/năm như cách chia sẻ khó khăn, hỗ trợ vốn cho sản xuất, kinh doanh…Trên bề nổi là vậy, còn thực tế, cuộc đua huy động vốn diễn ra sôi động, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống.Từ tháng 6 đến nay, để chuẩn bị cho mùa kinh doanh cuối năm, các ngân hàng đều đẩy mạnh chương trình khuyến mại nhằm thu hút tiền gửi từ dân cư, tổ chức với đủ chiêu trò, như tặng thêm lãi suất, quà tặng, thưởng…Một giao dịch viên của chi nhánh Vietcombank tại Hà Nội cho biết, lãi suất tiền gửi từ tháng 7 đã tăng nhẹ 0,1-0,5%/năm so với đầu năm, đơn cử: lãi suất niêm yết ở mức 4,5-5,1%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, từ 5,5-6,5% với kỳ hạn 6-12 tháng. Lãi suất cao nhất là 7%/năm với kỳ hạn trên 18 tháng…Thế nhưng, khi được hỏi “có ưu đãi gì nếu gửi số tiền lớn không”, nhân viên này bật mí “với số tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên, khách hàng sẽ được nhận thêm 0,1% lãi suất ngoài lãi suất hợp đồng, tương ứng với từng kỳ hạn gửi theo biểu lãi suất niêm yết”.Lãi suất huy động ở Vietinbank, BIDV cũng niêm yết tương tự như Vietcombank, chỉ có Agribank duy trì mức lãi suất huy động thấp hơn một chút. Dù lãi suất tiền gửi thấp nhưng các ngân hàng quốc doanh vẫn có lợi thế huy động tốt hơn ngân hàng tư nhân vì uy tín, thương hiệu, mức độ an toàn…Để cạnh tranh huy động vốn, một số ngân hàng luôn có xu hướng phải “đi đêm” lãi suất. Chẳng hạn, lãi suất kỳ hạn dài 13-15 tháng niêm yết ở mức 7,1-7,3%/năm, nhưng khách hàng được tặng thêm 0,1-0,3%/năm, lên 7,7%/năm.Thậm chí, chỉ với tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên, khách hàng đã được nhân viên ngân hàng nhỏ chăm sóc chu đáo, tặng quà dịp sinh nhật, tặng thêm lãi suất, hỗ trợ vay cầm cố sổ tiết kiệm với lãi vay ưu đãi…Xoay sở bù đắp chi phí vốnGần đây, một số ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng tín dụng chậm lại, song huy động vốn tăng nên thanh khoản dư dả, ế thừa vốn. Tâm lý lo ngại ngân hàng tăng lãi suất sẽ “vợt” hết khách hàng có tiền gửi lớn khiến các ngân hàng khác cũng buộc phải tăng lãi suất dù không có nhu cầu huy động vốn nữa.Việc đẩy mạnh lãi suất tiền gửi kéo theo lãi suất cho vay tăng đã tạo tâm lý lo ngại lãi suất bất ổn, có xu hướng tăng cao. Theo Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, các điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất đang có nhiều yếu tố thuận lợi, song để duy trì việc giảm mặt bằng lãi suất, hệ thống ngân hàng cần phải chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh xử lý nợ xấu để giảm trích lập dự phòng.Khi đẩy mạnh huy động vốn và tăng lãi suất, cộng thêm phần lãi “ngoài sổ sách”, ngân hàng sẽ tốn kém chi phí hơn. Đơn cử, trong 6 tháng đầu năm 2016, Vietcombank đã phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng, các TCTD khác 8.699 tỷ đồng, tăng thêm 1.054 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.Một số ngân hàng TMCP có tăng trưởng tín dụng thấp chỉ vài phần trăm, nhưng huy động vốn lại tăng cao hơn, khiến ngân hàng phải xoay sở tìm cách “bù đắp” chi phí.Đã có hiện tượng ngân hàng dư thừa vốn, bí tín dụng nên đem tiền gửi vào ngân hàng quốc doanh để lấy lãi, nhằm “bù đắp” phần nào chi phí huy động vốn. Với số tiền gửi lớn, cũng không loại trừ khả năng ngân hàng “mặc cả” xin thêm lãi suất ngoài mức quy định.Một lý do nữa cũng khiến ngân hàng chạy đua tăng lãi suất là do thanh khoản thiếu hụt tạm thời, hoặc có nợ xấu lớn, có vấn đề sai phạm… nên cần hút thêm tiền gửi nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, cải thiện các chỉ số an toàn vốn.Trong quá khứ đã ghi nhận trường hợp huy động vốn bằng mọi giá, như nguyên Chủ tịch VNCB Phạm Công Danh thừa nhận, do ngân hàng “đói” thanh khoản nghiêm trọng, thiếu tiền hoạt động nên buộc phải chi thêm lãi suất 2-4%/năm ngoài hợp đồng để huy động vốn… VNCB đã phải trả cho nhóm khách hàng Trần Ngọc Bích (có tiền gửi lớn) số tiền lãi trong và ngoài hợp đồng hàng nghìn tỷ đồng.Những thông tin “nhạy cảm” này luôn là điều khó nói, khó thừa nhận với các lãnh đạo ngân hàng, mà chỉ hé lộ khi xảy ra đại án nghiêm trọng.

Theo Thu Hằng/Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...