Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tăng trở lại vào đầu tháng 4

Bắt đầu từ đầu tháng 4, một số ngân hàng đã rục rịch nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân trở lại.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tăng trở lại vào đầu tháng 4

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tăng 0,2 điểm phầm trăm lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên kể từ ngày 10/03. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng lên 5,4%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng lên 6,1%/năm, kỳ hạn 24 tháng tăng lên 6,3%/năm.

Hôm 22/03, Bac A Bank tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng nhích nhẹ từ 6%/năm lên 6,1%/năm, 9 tháng tăng từ 6,1%/năm lên 6,2%/năm và 12 tháng tăng lên 6,6%/năm. Lãi suất các kỳ hạn còn lại không thay đổi.

Từ ngày 29/03, Ngân hàng Bản Việt tăng 0,1 - 0,2 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 9 tháng và trên 12 tháng. Cụ thể, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 9 tháng tăng 0,2 điểm phần trăm lên 6,2%/năm, lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng tăng lên 6,8%/năm.

Đặc biệt, tăng lãi suất mạnh nhất là ABBank khi tăng từ 0,1 - 0,4 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 9 tháng trở xuống. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng tăng lên 4%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 5,5% và 9 tháng tăng lên 5,6%/năm.

MB lại tăng rải rác ở các kỳ hạn với mức tăng khác nhau. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng tăng từ 2,7%/năm lên 2,9%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 4,25%/năm lên 4,4%/năm, kỳ hạn 24 tháng tăng từ 5,35%/năm lên 5,75% và kỳ hạn 36 tháng tăng 0,2 điểm phần trăm lên 6,6%/năm.

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tính đến đầu tháng 04/2022 phổ biến ở mức 3,1 - 4%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng; từ 4 - 6%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; và 4,9 - 7%/năm với kỳ hạn 12 - 13 tháng.

Tính đến ngày 09/04/2022, ở kỳ hạn 12 tháng, SCB là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất với 7%/năm. Xếp ngay đó là Bac A Bank với 6,6%/năm; VietABank, Vietbank và Kienlongbank cùng ở mức 6.5%/năm.

Ở kỳ hạn 6 tháng, Bac A Bank áp dụng mức lãi suất cao nhất 6,1%/năm, kế đến là VietABank với 6%/năm và SCB, BVB, BaoVietBank cùng ở mức 5,9%/năm.

Trong một báo cáo gần đây nhất, HSBC nhận định rủi ro lạm phát gia tăng, dù là do cung, sẽ vẫn là dấu hiệu cho thấy cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Do đó, HSBC dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lãi suất tăng 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022 (trước đây dự báo quý 4/2022), nhiều khả năng sẽ khiến lãi suất điều hành tăng lên 4,5% vào cuối năm 2022.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng với áp lực lạm phát ngày càng hiện hữu, mặt bằng lãi suất đã chạm đáy và tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế và lạm phát.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…