Làm thế nào để có lớp kế thừa sáng giá cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam?

Câu hỏi này được ông Phạm Đình Đoàn - Phó chủ tịch CLB Doanh nhân Sao Đỏ - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam đưa ra trong buổi toạ đàm “Thế và thời của thế hệ nhận chuyển giao” diễn ra ngày 30/10, tại Hà Nội.
Phiên toạ đàm: Chuyển giao thế hệ - Chuyển giao gì
Phiên toạ đàm: Chuyển giao thế hệ - Chuyển giao gì

Đó cũng là câu hỏi xuyên suốt buổi toạ đàm, tạo diễn đàn trao đổi thẳng thắn giữa F1- thế hệ các doanh nhân Sao Đỏ, doanh nhân trẻ của thời kỳ mở rộng kinh tế những năm cuối thế kỷ trước, và F2 - lớp kế thừa và sẽ là người dẫn dắt của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam.

Buổi toạ đàm diễn ra trước thềm sự kiện Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Alphanam được tổ chức bởi sự phối hợp giữa Alphanam Group, Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ, Hội đồng Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam và Deloitte.

Chuyển giao: Những yếu tố cần và đủ

Mở đầu buổi toạ đàm, ông Phạm Đình Đoàn đặt câu hỏi, làm sao để có thể đào tạo một thế hệ kế cận – thế hệ F2 của các doanh nhân Việt Nam một cách đúng đắn, tạo nên lớp kế thừa sáng giá cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam, những người trong tương lai sẽ gánh vác không chỉ là câu chuyện doanh nghiệp gia đình mà còn là kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, một câu hỏi mà ông cũng đặt ra cho diễn đàn là làm thế nào để các thế hệ doanh nhân F1 và F2 có thể tìm được tiếng nói chung, từ đó phát huy truyền thống kinh doanh và doanh nghiệp gia đình.

Ông Phạm Đình Đoàn tại toạ đàm
Ông Phạm Đình Đoàn tại toạ đàm

Trả lời cho câu hỏi này, ông Bùi Tuấn Minh - Phó TGĐ Deloitte Việt Nam cho rằng, để thành công chuyển giao cho thế hệ F2, những điều kiện cần và chính đó là có thể chuyển giao được kiến thức và phương thức đào tạo; đào tạo được “tư duy ông chủ” như cách mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang thực hiện; đồng thời gia đình phải có kế hoạch chuyển giao từ sớm.

Bên cạnh đó, không thể thiếu sự giao tiếp chuyên nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình, cũng như hệ thống quản trị gia đình và hệ thống quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Ông Bùi Tuấn Minh - Phó TGĐ Deloitte Việt Nam
Ông Bùi Tuấn Minh  - Phó TGĐ Deloitte Việt Nam

Đề cập đến quá trình chuẩn bị cho thời khắc chuyển giao, ông Nguyễn Tuấn Hải - Phó chủ tịch CLB Doanh nhân Sao Đỏ, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam nhận định, phải chuẩn bị từ rất sớm cũng như cần định hình sở thích và đam mê. Theo ông, sự định hướng tương lai vào năm 14 tuổi là rất quan trọng, định hình cả cuộc đời.

Tuy nhiên ông cũng cho rằng, tất cả những sự chuẩn bị của gia đình cũng chỉ là tạo ra nền tảng, mà quan trọng nhất là cùng với quá trình rèn luyện và đào tạo từng bước, thế hệ F2 sẽ tìm ra đam mê và nghị lực của chính mình, nỗ lực thực hiện đam mê đó thì mới có thể thành công.

Ông Nguyễn Tuấn Hải - Phó chủ tịch CLB Doanh nhân Sao Đỏ - Chủ tịch Tập đoàn Alphanam
Ông Nguyễn Tuấn Hải - Phó chủ tịch CLB Doanh nhân Sao Đỏ - Chủ tịch Tập đoàn Alphanam

 Nêu ý kiến ở một khía cạnh khác, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội DNT Việt Nam khóa I, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, một số vấn đề doanh nghiệp gia đình cần phải khai thác được khi đào tạo thế hệ doanh nhân F2 bao gồm: đào tạo nên những người có đam mê, khát vọng, hoài bão, và đam mê đó phải xuất phát từ lúc còn nhỏ.

Một điều quan trọng không kém là phải có đủ “giờ bay” để nuôi dưỡng đam mê đó, cũng như việc phải tích luỹ đủ kinh nghiệm sống để có thể thực hiện được công tác đào tạo con người.

Và sau cùng, quan hệ, ở bất kỳ thế hệ nào, cũng là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp - làm thế nào để có thể kết nối, được tin tưởng và được lắng nghe từ chính cộng đồng doanh nghiệp của mình.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội DNT Việt Nam khóa I, Chủ tịch Tập đoàn FPT
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội DNT Việt Nam khóa I, Chủ tịch Tập đoàn FPT

Đánh giá về vấn đề này, ông Phạm Đình Đoàn cho rằng, việc chuyển giao thế hệ trong doanh nghiệp gia đình là rất khó, dù hơn 80 – 90% doanh nghiệp ở thế giới và Việt Nam là doanh nghiệp gia đình.

Theo ông, sự khác biệt lớn nhất là thế hệ của ông – thế hệ F1 – làm theo kinh nghiệm và quan hệ, trong khi thế hệ F2 tại Việt Nam hiện tại hầu hết đều được đào tạo từ nước ngoài. Sự cách biệt văn hoá, cách làm, kinh nghiệm là những điều cần được điều chỉnh, dung hoà để tạo ra tiếng nói chung, giúp cho doanh nghiệp gia đình phát huy từ những truyền thống được kế thừa và bắt nhịp được với nhịp thở của kinh tế toàn cầu hoá hiện đại.

Quan trọng hơn hết, F2 phải làm thế nào ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó tạo ra được đam mê để phấn đấu và phát triển.

Thế hệ F2 lên tiếng

Trình bày quan điểm một cách rất thẳng thắn và cởi mở, bà Vũ Thị Thu Quỳnh - con gái của doanh nhân Sao Đỏ Vũ Văn Tiền, hiện đang công tác tại ngân hàng An Bình với vị trí Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc kiêm Trưởng Phòng giao dịch tại Hà Nội mong muốn được thảo luận, phản biện và hình thành nên cách giải quyết vấn đề cùng với thế hệ F1; cũng như là sự hợp tác với các chuyên gia quốc tế để nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam.

Phiên Toạ đàm thứ hai: Thế và Thời của thế hệ nhận chuyển giao

Phiên Toạ đàm thứ hai: Thế và Thời của thế hệ nhận chuyển giao

Bà Mai Ngọc Hảo - Con gái của ông Mai Hữu Tín, hiện đang quản lý Công ty Cổ phần Tầm Nhìn Xanh (Green View Shareholding Company), trực thuộc Unigroup, mong được thế hệ F1hướng dẫn lối đi cũng như tạo sự công bằng trong môi trường làm việc, sự tách bạch trong quản trị gia đình và quản trị doanh nghiệp.

Với ông Bùi Quang Minh - con trai của Chủ tịch HĐQT HBM Group Bùi Minh Lực, hiện là Thành viên HĐQT Tập đoàn, Giám đốc VP Tập Đoàn, kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần TM Dịch vụ Ô tô Hoà Bình Minh là sự mong muốn nhận được sự ủng hộ trong cách làm mới, chẳng hạn như vấn đề số hoá doanh nghiệp; và sự chia sẻ, kết nối và giao tiếp để tạo thành một đội, để chia sẻ những sự khác biệt và giá trị của hai thế hệ.

Hình ảnh của các học viên đầu tiên của học viên F2 Sao Đỏ Academy
Hình ảnh của các học viên đầu tiên của học viên F2 Sao Đỏ Academy

Phát biểu kết thúc phần trao đổi của thế hệ F2, bà Nguyễn Ngọc Mỹ - Tổng giám đốc CTCP Địa ốc Alphanam, con gái của Chủ tịch tập đoàn Alphanam - Doanh nhân Sao Đỏ Nguyễn Tuấn Hải khẳng định, buổi trao đổi giữa hai thế hệ lần này chắc chắn không phải buổi cuối cùng. Đây là buổi mở ra một tương lai rất tươi sáng cho sự cởi mở và trao đổi thẳng thắn giữa các thế hệ, mà điển hình chính là sự thành lập của Học viện F2 Sao Đỏ.

Theo bà Mỹ, Học viện F2 Sao Đỏ sẽ là nơi mà không chỉ F2 được đào tạo, hướng dẫn trực tiếp bởi F1, mà đó còn là một diễn đàn để kết nối, chia sẻ các giá trị của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam qua nhiều thế hệ, hướng tới sự trường tồn và bền vững của doanh nghiệp gia đình - những hạt nhân kinh tế vô cùng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, góp phần đẩy mạnh sự tiến bộ của giới doanh nhân - doanh nghiệp, đưa kinh tế đất nước ngày một phát triển.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…