Đào tạo người kế nghiệp: Bài toán khó của doanh nghiệp Việt

Chọn được người kế nghiệp đã khó, đào tạo người kế nghiệp còn khó hơn nhiều lần. Nhưng dù khó mấy thì đây cũng là một bài toán mà nghiệp chủ nào cũng phải giải cho bằng được. Gian nan tìm người kế
Đào tạo người kế nghiệp: Bài toán khó của doanh nghiệp Việt

Chọn được người kế nghiệp đã khó, đào tạo người kế nghiệp còn khó hơn nhiều lần. Nhưng dù khó mấy thì đây cũng là một bài toán mà nghiệp chủ nào cũng phải giải cho bằng được.Gian nan tìm người kế nghiệpTrong giai đoạn hội nhập cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay, câu chuyện chuyển giao quyền lực cho người kế nghiệp tại các DN Việt đang trở thành vấn đề được rất nhiều doanh nhân quan tâm bởi chọn người kế nghiệp không chỉ là chuyển giao tài sản mà chuyển giao cả một sự nghiệp được xây dựng qua nhiều năm.Theo khảo sát của PwC cho thấy, 2/3 số lượng DN toàn cầu là công ty gia đình, trong đó có rất nhiều tập đoàn lớn. Tại VN, DN gia đình hiện cũng rất phổ biến. Tuy nhiên, khó khăn đối với các DN gia đình - không chỉ Việt Nam mà ngay cả thế giới, là tìm kiếm và đào tạo người kế nghiệp, khi chỉ 12% DN gia đình trên thế giới được chuyển giao tới thế hệ thứ 3, còn đa phần chỉ thành công và duy trì DN phát triển tới thế hệ thứ hai mà thôi. Do vậy, làm sao “tiếp nối để trường tồn” vẫn luôn là câu chuyện khiến các nghiệp chủ ở mọi nơi đau đầu.Tại buổi tọa đàm “Bàn về năng lực kế nghiệp” do Trường Doanh nhân PACE tổ chức vừa tổ chức tại TP.HCM, gần như 100% lãnh đạo DN có mặt đều đồng tình rằng tìm người kế nghiệp là một trong những khó khăn hiện nay.Ông Huỳnh Văn N. - Tổng Giám đốc một công ty ở miền Trung với quy mô khoảng 2.700 nhân viên, cho biết ông rất bối rối khi cả hai người con mặc dù du học nước ngoài về nhưng đều không muốn tiếp quản công ty.“Tôi muốn chuyển giao cơ nghiệp cả đời cho con chứ không có ý định bán cổ phần hoặc bán doanh nghiệp nhưng khổ nỗi không đứa nào hứng thú theo nghiệp cha. Hiện nay tôi cũng đã nhắm đến một người rồi, về bề nổi là được nhưng cũng chưa thực sự yên tâm vì phần chìm trong con người mới là cái đáng lo thì còn chưa biết thế nào”, ông N. bày tỏ.Con trai ông Nguyễn Như K., Chủ tịch một công ty hóa phẩm là một người rất có năng lực, từng giữ vị trí quản lý cấp cao tại tập đoàn đa quốc gia. Nhưng theo chia sẻ của ông K. thì khi con ông về điều hành công ty gia đình, ông cảm giác người kế nghiệp của mình vẫn thiếu tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, tính khiêm nhường cần thiết của một người lãnh đạo.Khoảng cách thế hệ là một rào cản lớn của việc chuyển giao. Tình trạng chung ở các DN gia đình Việt Nam là khi chuyển giao, nghiệp chủ thường chưa đặt hết niềm tin, vẫn muốn chi phối lẫn can dự vào quyết định của người kế nghiệp, trong khi điều người kế nghiệp muốn khi tiếp quản là có thể chủ động trong mọi quyết định, chèo lái công ty theo cách mới của họ thì lại không thể. Thế nên thế hệ kế nghiệp luôn phải chịu áp lực rất lớn, để thoát cái bóng của tiền bối cũng không phải dễ dàng.Giải pháp dành cho “người được chọn”Ở những quốc gia có nền kinh doanh phát triển thì lãnh đạo đương nhiệm của các DN lớn luôn có cả một chiến lược dài hơi trong việc lựa chọn và đào tạo lãnh đạo kế nhiệm, bất kỳ ai xứng đáng, kể cả không phải là người trong gia tộc. Còn tại châu Á thường có xu hướng chọn người trong gia đình làm lãnh đạo kế nghiệp từ sớm và ra sức đào luyện. Điều này xuất phát từ văn hóa niềm tin, quan niệm “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Đào tạo người kế nghiệp: Bài toán khó của doanh nghiệp Việt ảnh 1

Tuy nhiên, ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường PACE, đồng thời là tác giả của cuốn sách có nhiều ảnh hưởng “Đúng Việc - một góc nhìn về câu chuyện khai minh” - nhận định, chọn người kế nghiệp là người ngoài hay người nhà không quan trọng.“Tốt hay xấu, hay hay dở, không nằm ở “gia đình trị” mà là chỗ “người được chọn” để kế nghiệp có đủ khả năng gánh vác cơ nghiệp của gia đình hay không. Nếu người trong gia tộc có tâm và có tầm để kế thừa và phát huy gia nghiệp thì còn gì bằng, khi đó “gia đình trị” vẫn rất tốt. Ngược lại, nếu người được bổ nhiệm vào các vị trí trọng yếu của doanh nghiệp chỉ vì họ là người trong gia tộc chứ không có tài cán gì thì “gia đình trị” kiểu này sẽ rất tai họa”, ông Trung giải thích.Trên thế giới, đào tạo về lãnh đạo kế nghiệp, đặc biệt cho các DN gia đình, đã xuất hiện hàng chục năm nay. Còn Việt Nam thì hầu như chưa có một mô hình, chương trình đào tạo bài bản, khoa học và chuyên biệt về lĩnh vực này. Về mặt vĩ mô, lâu nay người ta nói quá nhiều về hỗ trợ “khởi nghiệp” nhưng lại hầu như không đề cập đến chuyện đào tạo “kế nghiệp”, trong khi đối với tương lai của nền kinh tế, chuyện kế nghiệp cũng hệ trọng không kém so với chuyện khởi nghiệp. Khoảng trống “chết người” này đang khiến nhiều nghiệp chủ khó khăn, thậm chí sai lầm do dựa theo kinh nghiệm và cảm tính trong việc đào luyện, bồi dưỡng người kế nghiệp.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…