Chân dung người kế nghiệp của 3 chaebol Hàn Quốc

Nhiều chaebol (tập đoàn gia đình) của Hàn Quốc đang trong quá trình chuyển giao quyền lực cho thế hệ kế cận, trong đó có thể kể đến Samsung, Hyundai hay LG.
Chân dung người kế nghiệp của 3 chaebol Hàn Quốc

Lee Jae-yong - Samsung

Chân dung người kế nghiệp của 3 chaebol Hàn Quốc ảnh 1

Lee Jae-yong sinh năm 1968 và là con trai cả của Chủ tịch Tập đoàn Samsung, Lee Kun-hee. Ông Lee tốt nghiệp khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Seoul và có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Keio, Nhật Bản. Vị doanh nhân này cũng từng theo học tiến sĩ quản trị kinh doanh tại trường Harvard, Mỹ.

Ở Hàn Quốc, ông Lee thường được gọi là “thái tử Samsung” và đã đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo trong những năm gần đây như một phần trong kế hoạch kế vị, trước khi giữ chức Phó chủ tịch Samsung Electronics từ năm 2012.

Tháng 2/2017, Lee Jae-yong bị bắt do liên quan đến bê bối tham nhũng khiến cựu Tổng thống Park Geun-hye mất chức. Các công tố viên cáo buộc ông Lee đã chi hàng chục triệu USD cho một quỹ phi lợi nhuận của Choi Soon-sil (bạn thân bà Park Geun-hye) để được Chính phủ chấp thuận một thương vụ sáp nhập gây tranh cãi. Ông Lee cũng bị buộc tội khai man, che giấu lợi nhuận phi pháp, biển thủ và giấu tài sản ở nước ngoài.

Trong phiên tòa xét xử ông Lee lần đầu hồi tháng 8 năm ngoái, tòa tuyên án ông 5 năm tù. Tuy nhiên trong phiên tòa phúc thẩm ngày 5/2/2018, hội đồng xét xử đã bác bỏ rất nhiều tội danh trong bản án của phiên tòa trước và giảm mức phạt với ông Lee chỉ còn 2 năm rưỡi tù treo.

Theo thống kê của tạp chí Forbes, ông Lee Jae-yong hiện sở hữu khối tài sản trị giá 7,8 tỷ USD, là người giàu thứ 3 Hàn Quốc.

Chung Eui-sun, Hyundai

Chân dung người kế nghiệp của 3 chaebol Hàn Quốc ảnh 2

Chung Eui-sun sinh năm 1970 và là con trai duy nhất của Chủ tịch Hyundai Motor, Chung Mong-koo. Ông được dự đoán là người sẽ thay cha điều hành tập đoàn sau khi ông Mong-koo về hưu.

Ông Chung Eui-sun tốt nghiệp Đại học Hàn Quốc và có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học San Francisco (Mỹ). Từ 2005-2009, ông giữ chức vụ Chủ tịch của Kia – công ty được Hyundai mua lại vào năm 1998, giúp thương hiệu này ngày càng phát triển.

Eui-sun cũng có công đưa nhiều nhân tài người nước ngoài về công ty như nhà thiết kế của Audi là Peter Schreyer, thiết kế trưởng tại Bentley - Luc Donckerwolke và cựu Giám đốc thương hiệu BMW - Albert Biermann. Ông đồng thời là người phụ trách cho ra đời dòng xe cao cấp của Hyundai mang tên Genesis.

Năm 2009, Chung Eui-sun trở thành Phó chủ tịch Hyundai Motor và được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị tập đoàn vào năm 2010. Forbes ước tính, ông Chung đang sở hữu khối tài sản 2,8 tỷ USD và là người giàu thứ 10 của Hàn Quốc.

Koo Kwang-mo - LG

Chân dung người kế nghiệp của 3 chaebol Hàn Quốc ảnh 3

Koo Bon-moo, Chủ tịch Tập đoàn LG vừa qua đời hôm 20/5 ở tuổi 73. Vị trí của ông tại tập đoàn dự kiến được trao lại cho con trai nuôi - Koo Kwang-mo, 40 tuổi.

Koo Kwang-mo từng học Học viện Công nghệ Rochester tại Mỹ chuyên ngành kỹ thuật. Ông cũng có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại trường Đại học Stanford.

Năm 2006, ông Koo gia nhập LG với một vị trí thuộc bộ phận tài chính. Năm 2011, ông được thăng chức làm Phó giám đốc bộ phận, sau đó tiếp tục tới Mỹ làm quản lý tại một chi nhánh của LG Electronics. Từ năm 2014 đến nay, ông giữ vị trí điều hành tại LG Synergy. Năm 2017, Kwang-mo lọt danh sách 50 người giàu nhất Hàn Quốc của Forbes với tài sản 720 triệu USD.

Ngày 17/5 vừa qua, ông Koo được đề cử vào hội đồng quản trị của LG và đang chờ sự chấp thuận của cổ đông trong cuộc họp vào ngày 29/6 tới. Theo giới phân tích, tuổi đời trẻ cùng ít năm kinh nghiệm điều hành là rào cản lớn đối với ông Koo Kwang-mo khi tiếp quản chaebol lớn thứ 4 Hàn Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...