Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Liệu có lặp lại điệp khúc bất thành?

Tuần vừa qua (3/7 – 10/7) nhiều giao dịch đã diễn ra thành công nhưng cũng không ít câu chuyện bất thành từ những người cầm trịch.
Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Liệu có lặp lại điệp khúc bất thành?

Sau khi gom bất thành hơn 4 triệu cp vào cuối tháng 6 với lý do không có số lượng kỳ vọng chào bán, Phó Tổng giám đốc của PVR – bà Khúc Thị Thanh Huyền tiếp tục quyết tâm đăng ký gom lượng cổ phiếu trên. Với sở hữu hiện tại là 4,89%, nếu giao dịch thành công, bà sẽ trở thành cổ đông lớn của PVR. Được biết, ở chiều ngược lại gần đây có cổ đông tổ chức là Quản lý quỹ PVI đăng ký thoái toàn bộ lượng cổ phiếu nắm giữ đúng bằng lượng cổ phiếu bà Huyền đăng ký mua.

Trong vòng từ một năm trở lại đây, đã có không ít tổ chức đua nhau tháo chạy khỏi PVR như Đầu tư MHD Vina bán gần 12,5 triệu cp và GPBank bán 1,4 triệu cp. Cũng có thông tin Tập đoàn Đại Dương (OGC) dự định sẽ thoái toàn bộ 9,7% vốn tại PVR sau năm lần bảy lượt thoái bất thành ở những năm trước đó.

PVR cũng vừa mới bị hủy niêm yết trên sàn HNX từ ngày 26/05 do kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với các vấn đề kéo dài từ năm này qua năm khác trong BCTC kiểm toán 2016. Và cũng từ sau thông tin bị hủy niêm yết, cổ phiếu PVR bỗng nhiên vắng bóng giao dịch và nếu có cũng chỉ là những phiên lau sàn, hiện giao dịch tại 2.500 đồng/cp.

Ông Loic Michel Marc Faussier - Phó Tổng Giám đốc VIB tuần vừa qua có thông tin tiếp tục đăng ký gom 700.000 cp. Nhưng khi nhìn lại lịch sử giao dịch của vị lãnh đạo này có thể thấy ông nhiều lần đăng ký gom khoảng 1 triệu cp nhưng số lượng mua vào thường chỉ bằng một nửa lượng đăng ký, thậm chí rất ít hoặc bất thành với nhiều lý do khác nhau được đưa ra, trong số đó có cả lý do không đủ thời gian mua

Tại HKB, trước đó hai Ủy viên HĐQT Trương Danh Hùng và Đỗ Thái Anh đăng ký mua lần lượt 4 triệu cp và 2 triệu cp, nhưng tuần qua cả hai giao dịch này đều được thông báo bất thành vì lý do cá nhân.

Mặc cho thông tin đăng ký gom vào của các thành viên HĐQT trước đó, cổ phiếu HKB trên sàn hiện vẫn đang lao dốc từ mức giá đỉnh 7.800 đồng/cp được lập hồi tháng 4 về còn 4.300 đồng/cp. Xung quanh đợt giảm giá là thông tin doanh thu quý 1 tuột dốc giảm 48% so cùng kỳ năm trước còn khoảng 57 tỷ, đồng thời lỗ thuần hơn 17 tỷ đồng. May mắn lãi ròng vẫn đạt hơn 3 tỷ đồng nhờ thực hiện đánh giá lại tài sản góp vào đơn vị liên kết mang về gần 24 tỷ đồng. Và mới đây đà giảm này tiếp tục bị đe dọa bởi thông tin HKB phải vào diện cảnh báo từ ngày 22/06 do vi phạm công bố thông tin 4 lần trở lên từ ngày 01/01/2017.

Song song đó là một loạt các động thái của những vị lãnh đạo theo chiều biến động của giá.

Nếu đầu năm 2017 chỉ đang ở mức giá cốc trà đá 2,600 đồng/cp, thì hiện tại NDF đang giao dịch ở mức giá 17,600 đồng/cp, gấp 6.8 lần. Và ngay khi tại mức giá đỉnh cao, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quang Thanh và Ủy viên HĐQT Lưu Thị Lam lại có động thái đăng ký mua lần lượt 200.000 cp và 500.000 cp. Tuy nhiên, mới đây cũng đã có kết quả giao dịch của ông Nguyễn Quang Thanh chỉ mua được 50.000 đơn vị vì không thỏa thuận được giá phù hợp.

Kinh doanh bết bát dường như là câu chuyện quá khứ những năm trước đó của NDF, HĐQT của NDF dự sẽ hoàn thành kế hoạch doanh thu 70 tỷ và lãi sau thuế 5 tỷ đồng trước 30/10/2017. Chưa hết, NDF sẽ ký kết hợp tác để thành lập hai doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với vốn góp tại mỗi đơn vị là 51% và tiếp tục thực hiện M&A mua 80 – 90% phần vốn góp hai doanh nghiệp khác tại Hà Nội và TP.HCM để thâu tóm việc cung cấp nông sản thực phẩm ở cả khu vựa phía Bắc lẫn phía Nam.

FCN gần đây có một đợt tăng giá mạnh từ 19.000 đồng/cp lên 27.600 đồng/cp và trên đà tăng này Thành viên HĐQT Hà Thế Lộng và hai con của Phó Chủ tịch Hà Thế Phương đã nhanh chóng chốt lời khi bán 209.620 cp. Riêng ông Lộng với mức giá khoảng 25.000 đồng/cp, khả năng ông đã thu về hơn 5 tỷ đồng từ đợt giao dịch này.

Xu hướng hồi phục của PPI chỉ bắt đầu khoảng cuối tháng 6 khi dòng tiền đầu cơ trên thị trường bắt đầu hoạt động mạnh. Và khi PPI hồi phục được 30% giá trị nhờ có nhiều phiên leo dốc và 3 phiên liên tục kịch trần đưa giá từ 2.900 đồng/cp lên 3.870 đồng/cp, thì Chủ tịch Phạm Đức Tấn lại vội đăng ký bán gần 3 triệu cp.

Cũng phải nói thêm, sau khi công bố thông tin bán thì đà tăng trước đó của PPI lại lung lay và có xu hướng quay lại mốc 3.000 đồng/cp.

Vừa thông báo ngày chốt ngày GDKHQ để trả cổ tức là 13/07 thì Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Huyền Thương của NAG đăng ký gom 4,7% vốn tương đương 700.000 cp, tuy nhiên ngày giao dịch cũng bắt đầu từ 13/07-11/08/2017. Nếu giao dịch thành công, bà Huyền dự sẽ phải bỏ ra gần 5 tỷ đồng với mức giá hiện khoảng 7.000 đồng/cp và trở thành cổ đông lớn của NAG. Cổ phiếu NAG từ đầu năm đến nay có sự tăng trưởng ổn định từ 4.500 đồng/cp lên 7.000 đồng/cp, tăng 49% so với hồi đầu năm.

Trong khi Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc TIG - bà Đào Thị Thanh thực hiện mua vào 750.000 cp trong tổng số 1 triệu cp đăng ký nhằm tái cơ cấu danh mục thì ở chiều ngược lại Phó Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Đại Thắng đã thoái thành công 500.000 cp và hiện chỉ còn nắm giữ gần 200.000 cp.

Theo Vietstock

>> Chủ tịch CEO Group đã mua xong 13,5 triệu cổ phiếu phát hành thêm

Có thể bạn quan tâm

2 ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump

Chứng trường Việt chờ đợi gì từ cuộc đua vào Nhà Trắng 2024?

Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 giữa Kamala Harris và Donald Trump hứa hẹn sẽ tạo ra những tác động đáng kể đến thị trường chứng khoán toàn cầu, khi kịch bản Trump đắc cử tiềm ẩn rủi ro về thương mại và thâm hụt ngân sách, trong khi Harris được dự đoán mang lại sự ổn định tài chính...

Tiền rục rịch rời chứng khoán trước áp lực đáo hạn trái phiếu cuối năm

Tiền rục rịch rời chứng khoán trước áp lực đáo hạn trái phiếu cuối năm

Các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn. Việc này có thể dẫn đến tình trạng một phần dòng vốn đầu tư bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán, chuyển hướng sang thị trường trái phiếu để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ...

Duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình, tránh tâm lý mua đuổi

Duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình, tránh tâm lý mua đuổi

Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng ở mức trung bình, tránh tâm lý mua đuổi, cơ cấu danh mục tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và kết quả kinh doanh quý 3 tích cực, sẵn sàng lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu lớn về mức hấp dẫn...

Phát Đạt báo lãi quý 3/2024 giảm một nửa so với cùng kỳ

Phát Đạt báo lãi quý 3/2024 giảm một nửa so với cùng kỳ

Phát Đạt cho biết, lợi nhuận quý 3 giảm mạnh do tình hình kinh tế nhìn chung vẫn còn khó khăn trong đó có ngành bất động sản, vì vậy việc đầu tư và phát triển các dự án bất động sản của công ty chưa được thuận lợi...

Dow Jones và S&P 500 thiết lập kỷ lục mới

Dow Jones và S&P 500 thiết lập kỷ lục mới

Hai trong số ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức kỷ lục mới, được hỗ trợ bởi ngành tài chính sau khi các ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 3 ấn tượng. Trong khi đó, dữ liệu PPI mới một lần nữa củng cố cho kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 11…

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm những cái tên đình đám: Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ