Lấy sáng tạo làm bệ phóng khởi nghiệp

Dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đổi mới sáng tạo để chớp lấy cơ hội thị trường giúp startup Việt tạo lợi thế nhờ sự khác biệt, đột phá trong tăng trưởng và vượt trội trong cạnh tranh.
Lấy sáng tạo làm bệ phóng khởi nghiệp

Trước đây, mỗi khi chuyển nhà đều nhờ bạn bè hay người thân giúp đỡ, nhưng rồi dần dần nhu cầu di dời, chuyển chỗ ở tăng lên, cần đội ngũ chuyên nghiệp hơn. Nhạy bén nắm bắt xu thế này, ngay sau khi tốt nghiệp đại học năm 1995, ông Lê Quân, hiện là Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã từng sáng lập Câu lạc bộ và Diễn đàn quản trị nhân sự, kiếm những đồng tiền đầu tiên từ dịch vụ chuyển nhà trọn gói. 

Bắt đầu bằng thiết kế tờ rơi, phát tại khu vực người nước ngoài sống tại Hà Nội, thuê cửu vạn ở chợ và nhận những hợp đồng chuyển nhà trọn gói, chặng đường khởi sự kinh doanh đầu tiên của ông đến từ những hợp đồng chuyển nhà như thế.

Năm 1996, giá mua mới một hộp mực in laser là 68 USD, chi phí này khá đắt đỏ. "Khi hết mực, thay vì phải mua hộp mực mới, chúng tôi nhập những hộp mực Đài Loan về, làm dịch vụ đổ mực máy in. Xuất phát từ hoạt động này, Công ty văn phòng phẩm Ngân Hà ra đời", ông Quân chia sẻ. 

Sau đó, công ty phát triển kinh doanh theo hướng mới. "Các tổ chức, doanh nghiệp thay vì phải ra cửa hàng mua văn phòng phẩm, có thể dùng dịch vụ của chúng tôi mua văn phòng phẩm ngay tại văn phòng và hỗ trợ nhiều hoạt động khác như sửa chữa máy in, bảo dưỡng trang thiết bị...".

Theo ông Quân, mỗi hoạt động kinh doanh đều có chu kỳ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong một bối cảnh cạnh tranh. Những doanh nghiệp nào dám tiên phong nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu, đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh doanh phần lớn đều thành công và bùng nổ về doanh số.

Thay đổi tư duy, nắm bắt thị trường

Chia sẻ tại sự kiện "Hỗ trợ giảng viên, sinh viên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp" do Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội vừa tổ chức, ông Lê Quân cho rằng, "điều quan trọng của startup là nhìn ra cơ hội của thị trường, tìm kiếm giải pháp đáp ứng nhu cầu thị trường". 

Theo ông Quân, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giải pháp công nghệ làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn, nhiều vốn, nhiều tiền nhưng thiếu ý tưởng. Đổi mới sáng tạo luôn đi kèm rủi ro, đòi hỏi startup nhiều khi phải mạo hiểm, đánh đổi nhiều thứ. 

Vì vậy, cần chú trọng tư duy khởi nghiệp. "Khởi nghiệp không có nghĩa mọi sinh viên ra trường đều phải thành lập doanh nghiệp riêng của mình, mà là có tư duy sáng tạo, tự chủ, thoát ra khỏi nỗi sợ, tự ti của bản thân", ông Quân nhấn mạnh.

Đồng ý quan điểm trên, ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty TNNH Agricare Việt Nam, cho rằng, "sáng tạo không hề cao sang, không hề ghê gớm mà sáng tạo là tạo ra bất kỳ cái gì có tính mới, có lợi ích, phù hợp với cộng đồng. Sau đó, đổi mới liên tục, hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường".

Khởi nghiệp bắt đầu từ 3 điều, có đam mê, ý tưởng kinh doanh hoặc giỏi chuyên môn. Khởi nghiệp là con đường đầy chông gai, trước khi khởi sự doanh nghiệp, startup phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa khởi nghiệp truyền thống và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Khởi nghiệp ở góc độ doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có nhiều điểm khác nhau, thậm chí trái ngược hoàn toàn.

Về nguồn lực, khởi nghiệp truyền thống có thể tự bước đi một mình, trong khi đó khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần nhiều nguồn lực, sự hợp sức của những người đồng sáng lập để tận dụng lợi thế của nhau.

Về thị trường, khởi nghiệp truyền thống chỉ tập trung vào trong phạm vi hẹp, nơi ở hoặc nơi mình biết; cần vốn ít hơn, sản phẩm phục vụ nhu cầu cấp thiết. Chẳng hạn, xây dựng thương hiệu cho nông sản chỉ tập trung ở khu vực nhất định, phục vụ cho cư dân vùng xung quanh. 

Nhưng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải đi nhanh nhất, vượt ra ngoài khu vực, phục vụ nhu cầu của nhiều người. Cần xác định khởi nghiệp loại hình nào để xác định mô hình kinh doanh.

Ngoài ra, tỷ lệ khởi nghiệp thành công rất nhỏ, thất bại lặp lại nhiều lần, đây là câu chuyện rất bình thường của khởi nghiệp. Để đứng dậy sau mỗi vấp ngã, chúng ta cần thay đổi tư duy, chuyển từ tư duy cũ là làm ra sản phẩm và bán cho khách hàng thành tư duy mới, tìm kiếm khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm trước, sau đó nghiên cứu phát triển sản phẩm.

Thay đổi trước khi quá muộn

Tài nguyên là hữu hạn nhưng sức sáng tạo là vô hạn phụ thuộc vào năng lực trí tuệ, sức sáng tạo, đổi mới của con người. Theo bà Bùi Kiều Anh, đại diện Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 4 điều kiện chính thúc đẩy năng lực sáng tạo của con người. 

Thứ nhất, là không gian. Cần có thời gian và không gian cho tinh thần để xóa bỏ những lối suy nghĩ đi vào lối mòn. Con người có thể sáng tạo ở bất cứ nơi đâu với thời gian không xác định, khi di chuyển trên phương tiện giao thông, khi đi bộ tập thể dục... Khó có thể thỏa sức sáng tạo khi chỉ gò bó trong một không gian và khuôn khổ thời gian cụ thể. 

Thứ hai, sự khó khăn. Vẻ đẹp của sự sáng tạo được sinh ra chính từ những khó khăn. Khi cạn kiệt ý tưởng cho sự sáng tạo, hãy tìm những khó khăn để truyền cảm hứng cho tâm trí sáng tạo. 

Thứ ba, nguồn cảm hứng. Làm chủ nguồn cảm hứng sáng tạo sẽ giúp theo đuổi được những mong muốn, nâng cao khả năng thành công cho một ý tưởng, có thêm cách làm mới trong mọi công việc và giúp hứng thú hơn với những nhiệm vụ vẫn lặp đi lặp lại hàng ngày. 

Thứ tư, tình yêu đối với những ý tưởng. Mỗi ý tưởng tuôn ra từ tâm trí con người cần được tôn trọng, cần biết gắn kết với những tiềm ẩn trong bản thân, từ đó để sự sáng tạo nảy ra. Đó là những điều kiện cơ bản nhất để thúc đẩy năng lực sáng tạo.

Theo Vneconomy

vneconomy.vn/lay-sang-tao-lam-be-phong-khoi-nghiep http://vneconomy.vn/lay-sang-tao-lam-be-phong-khoi-nghiep-20180521093448713.htm

Có thể bạn quan tâm

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...