Lễ hội Katê người Chăm tại Bình Thuận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định đưa Lễ hội truyền thống Katê của người Chăm Bình Thuận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Katê 2020. Ảnh: Internet
Lễ hội Katê 2020. Ảnh: Internet

Với người Chăm Bình Thuận theo tôn giáo Bàlamôn, ngoài những lễ nghi, lễ hội trải dài theo thời gian trong năm thì lễ hội lớn nhất, quy tụ nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc chính là Lễ hội Katê. 

Lễ hội Katê người Chăm tỉnh Bình Thuận diễn ra vào đầu tháng 7 Chăm lịch, thường trùng vào tháng 10 dương lịch. Theo tập tục truyền thống ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch thì ngoài những lễ nghi tại địa phương để phục vụ lễ hội Katê, tại tháp Pô Sah Inư phải thực hiện thứ tự những công đoạn và các nghi lễ sau: dựng rạp lễ, tống ôn, rước kiệu thần, mở cửa tháp, tắm tượng thần, mặc trang phục cho thần và cuối cùng là đại lễ. Trong những lễ nghi kể trên đều phải thực hiện mỗi mùa Katê đến.

Đây là dịp họ tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an… đến tổ tiên, những người có công lao to lớn trong việc dẫn thủy nhập điền và được ví như những vị thần linh.

Tại tỉnh Bình Thuận, cứ vào dịp lễ hội truyền thống trên, con cháu tựu về, mang những lễ vật lên các tháp Chăm như Poshanu (phường Phú Hài, TP Phan Thiết), đền Pônít (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình)…

Lễ hội Katê còn là một không gian văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Đến với lễ hội không chỉ đến với đền tháp cổ kính, đại diện cho giá trị kiến trúc kỹ thuật và mĩ thuật bậc nhất của nền văn hóa Chăm mà còn đến với những giá trị văn hóa tiêu biểu như: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bài thánh ca ngợi ca các vị vua hiền có công với nước với dân. Ngoài ra, lễ hội Katê là dịp để khách tham dự có cơ hội thưởng thức một kho tàng nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian đầy độc đáo, cùng hòa vào những điệu múa duyên dáng của các cô gái Chăm xinh đẹp, được đắm chìm vào tiếng trống Ginăng, tiếng kèn Saranai, trống Paranưng, đàn Kanhi…

Đến tham quan, nghỉ dưỡng tại thành phố Phan Thiết nếu đúng dịp lễ hội Katê trên tháp Pô Sah Inư sẽ là cơ hội để khách du lịch trải nghiệm, chiêm ngưỡng và thưởng lãm sự đa dạng, phong phú của một trong những kho tàng văn hóa tiêu biểu của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Hiện tỉnh Bình Thuận đã chọn Lễ hội Katê là 1 trong 5 lễ hội truyền thống được tổ chức để phục vụ phát triển du lịch.

Xem thêm

Hà Nội có thêm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Nội có thêm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hội thổi cơm thi Thị Cấm, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm cũng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm).

Có thể bạn quan tâm

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền trao thưởng cho các hộ nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất giỏi tại Buôn Eana

20 năm kết nghĩa giữa Phân bón Bình Điền và buôn Eana: Vẹn một chữ tình!

Chương trình kết nghĩa giữa Phân bón Bình Điền và buôn Eana không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, mà còn tạo ra một mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ công nhân viên của công ty và người dân, cùng nhau vượt qua nhiều thử thách, xây dựng một cộng đồng vững mạnh, đoàn kết và phát triển…

Vì sao quế được xem là một trong những gia vị tốt nhất thế giới?

Vì sao quế được xem là một trong những gia vị tốt nhất thế giới?

Không chỉ có hương vị độc đáo và tinh tế, quế còn mang lại hàng loạt lợi ích sức khỏe như hỗ trợ giảm viêm, hạ đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch. Từ xưa đến nay, loại gia vị luôn được đánh giá là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các chế độ ăn uống lành mạnh…