Lệch số liệu về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, ngân hàng Sacombank đề nghị được "đính chính"

Ngân hàng Sacombank vừa có văn bản gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) liên quan đến tỷ lệ sở hữu dành cho nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu của ngân hàng này (mã chứng khoán: STB)...
ngân hàng sacombank

Ngày 14/2, theo văn bản do ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Sacombank ký cho biết, ngày 12/11/2015, ngân hàng này được Trung tâm lưu ký chứng khoán cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán với 400 triệu cổ phiếu phát hành do sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam vào ngân hàng Sacombank.

Theo đó, vốn cổ phần của ngân hàng Sacombank từ hơn 1.485 triệu cổ phần trước khi sáp nhập đã tăng lên hơn 1.885 triệu cổ phần. Với việc niêm yết bổ sung 400 triệu cổ phiếu trên, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã có thông báo: "Kể từ ngày 19/9/2016, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB là hơn 23,6% trên tổng số cổ phiếu niêm yết sau khi sáp nhập là hơn 1.885 triệu cổ phiếu". 

Từ ngày có thông báo kể trên, ngân hàng Sacombank chưa có bất kỳ văn bản nào đề nghị Trung tâm lưu ký chứng khoán tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 30% khi chưa được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Tuy nhiên, số liệu về sở hữu đầu tư nước ngoài của ngân hàng Sacombank được đăng tải trên website của Trung tâm lưu ký chứng khoán ngày 10/2/2023 là 29,99%, tương đương nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu hơn 565 triệu cổ phiếu STB.

Ngân hàng Sacombank đề nghị các cơ quan trên thực hiện kiểm soát và quản lý tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB đúng thông báo đã đăng vào ngày 19/9/2016 là 23,6%.

Trong thời gian tới, tùy theo nhu cầu thực tế, ngân hàng Sacombank sẽ xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông để tăng tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài vào thời điểm phù hợp và sẽ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định.

Liên quan đến động thái bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, ngân hàng Sacombank cho biết, khoản nợ 32,5% cổ phần của ngân hàng Sacombank từ Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đang được kiến nghị xử lý.

Một báo cáo của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) phát hành vào tháng 12/2022 nhận định, ngân hàng Sacombank đang tiến rất gần mục tiêu xử lý toàn bộ nợ xấu tại Công ty quản lý tài sản bằng cách bán cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, ngân hàng này có thể thu hồi được hơn 5.000 tỷ đồng vào cuối năm nay khi bán thành công 18 khoản nợ được đảm bảo bằng Khu công nghiệp Phong Phú.

Trước đó, ngân hàng Sacombank đã nhiều lần rao bán 18 khoản nợ này nhưng không thành công khiến ngân hàng này phải giảm giá khởi điểm của khoản nợ đấu giá xuống còn khoảng 8.640 tỷ đồng, tương đương 53% tổng dư nợ. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...