Lên sàn chưa được bao lâu, cổ phiếu VNZ đã bị hạn chế giao dịch

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đưa cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 25/5. Theo đó, VNZ chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Lên sàn chưa được bao lâu, cổ phiếu VNZ đã bị hạn chế giao dịch

HNX cho biết, nguyên nhân khiến cổ phiếu VNZ bị hạn chế giao dịch là do VNG chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định.

Trước đó, vào ngày 31/3, VNG đã công bố thông tin bất thường về việc tạm hoãn công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Phía công ty giải trình lý do, bao gồm báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất là vì VNG đang thực hiện song song báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS).

VNG là tập đoàn công nghệ có hoạt động kinh doanh không chỉ tại Việt Nam mà còn tại nhiều nước khác trên thế giới. VNG hiện có 33 công ty con và công ty liên kết, trong đó 18 công ty và quỹ từ thiện tại Việt Nam và 14 công ty ở nước ngoài (gồm thị trường Đông Nam Á, Hong Kong, Trung Quốc và Australia) với các quy định về kế toán và pháp lý khác nhau.

Vì vậy, để đảm bảo số liệu của báo cáo tài chính thống nhất và đáp ứng chuẩn mực kế toán trong và ngoài nước, phía VNG cho biết cần nhiều thời gian hơn để kiểm tra, đối chiếu, xác nhận thông tin cho báo cáo tài chính.

Cổ phiếu VNZ chính thức niêm yết trên sàn UPCoM từ ngà 5/1/2021 với tổng khối lượng là hơn 35,8 triệu cổ phiếu;  trong đó, 28,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành và 7,1 triệu cổ phiếu quỹ. Trong ngày giao dịch đầu tiên VNZ với mức giá tham chiếu là 240.000 đồng/cổ phiếu.

cổ phiếu VNZ
Diễn biến "tàu lượn siêu tốc" của cổ phiếu VNZ trong 3 tháng vừa qua

Tại thời điểm này, cổ phiếu VNZ gây ra nhiều tranh cãi khi đưa ra mức giá tham chiếu 240.000 đồng/cổ phiếu trong khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên tục thua lỗ.

Theo dõi diễn biến của cổ phiếu này các nhà đầu tư càng tăng thêm hoài nghi khi trong khoảng 15 phiên giao dịch đầu tiên VNZ luôn trong tình trạng không có giao dịch. Bước sang đầu tháng 2, VNZ ghi nhận những giao dịch đầu tiên với thanh khoản 100 – 300 cổ phiếu/ phiên.

Qua nhiều phiên tăng trần liên tiếp, ngày 15/2, cổ phiếu VNZ gây “sốc” với nhà đầu tư khi ghi nhận mức giá 1,358 triệu đồng/cổ phiếu, gấp 5,65 lần so với mức giá chào sàn. Sau đó VNZ cũng có những điều chỉnh, hiện đang giao dịch ở mức 769.000 đồng/cổ phiếu, vẫn duy trì “vị trí” cổ phiếu có giá cao nhất lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, những cổ phiếu có đà tăng “thần tốc” như VNZ sẽ gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Nhất là trong bối cảnh kết quả kinh doanh của VNG liên tiếp ghi nhận con số âm.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất tự lập quý 1/2023, VNG ghi nhận doanh thu thuần 1.852 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 847 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ đi các chi phí, tổ VNG lỗ trước thuế 43 tỷ đồng và lỗ ròng 90 tỷ đồng sau thuế trong đó lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ là 40,5 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2022, VNG cũng lỗ 1.315 tỷ đồng; lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ở mức 858 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của VNG. Đây không những là số lỗ kỷ lục mà còn là lần đầu tiên cả 3 chỉ tiêu này đều ở mức âm trong lịch sử hoạt động của công ty.

Thanh khoản của cổ phiếu VNZ cũng luôn ở mức thấp nên nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu VNZ muốn bán ra sẽ là một điều đáng ngại. Căn cứ vào tình hình giao dịch hiện tại chỉ giao dịch vài trăm đơn vị/phiên thì thời gian “thoát được hàng” cũng khá lâu. Tỉ lệ free-float thấp VNZ có khả năng biến động lớn, nên đồng nghĩa với rủi ro cao khi giá cổ phiếu có thể dễ dàng bị thao túng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm những cái tên đình đám: Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn...

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

Các nguyên nhân bị cắt margin gồm chứng khoán thuộc diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch; lợi nhuận sau thuế là số âm, báo cáo kiểm toán có ý kiến của đơn vị kiểm toán; thời gian niêm yết dưới 6 tháng…

VN-Index kỳ vọng sẽ công phá mốc 1.300 điểm trong tháng 10

VN-Index kỳ vọng sẽ công phá mốc 1.300 điểm trong tháng 10

Tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo tiếp tục đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Mặc dù có thể cần một giai đoạn tích lũy ngắn hạn, nhưng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vào cuối năm 2024 và 2025 sẽ hỗ trợ thị trường quay lại đà tăng trưởng...

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Một số nhóm ngành dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực là ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, bán lẻ, vật liệu xây dựng. Ngược lại, những nhóm ngành có thể sẽ không đạt kết quả như kỳ vọng bao gồm chứng khoán, vận tải, thủy sản...

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời đang phải đối mặt với những biến động lớn khi cựu CEO Nguyễn Duy Thuận bị đề nghị có biện pháp ngăn chặn vì đã có hành vi gian dối, gây thất thoát tài sản của công ty. Cùng với đó, tình trạng nợ nần và thua lỗ lớn đã đẩy tập đoàn vào giai đoạn khó khăn chưa từng có...

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Ba chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt giảm điểm vào 7/10 khi các nhà giao dịch hạ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất và lo ngại xung đột Trung Đông sẽ tác động tới giá dầu…

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Dù chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều, song áp lực giảm sâu là rất khó xảy ra. Nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục, nhưng hạn chế việc mua bình quân giá xuống. Cần kiên nhẫn chờ đợi vùng hỗ trợ mạnh 1.250-1.255 điểm hoặc chờ thêm tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu...

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo VBMA, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 277.450 tỷ đồng, riêng nhóm ngân hàng đã chiếm tới 70,9% tổng giá trị...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ