Licogi chưa bảo toàn vốn đầu tư nhà nước, Bộ Tài chính lên tiếng cảnh báo

Bộ Tài chính mới đây có báo cáo đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Licogi-CTCP, trong đó kết luận doanh nghiệp này chưa bảo toàn vốn đầu tư nhà nước.
Licogi chưa bảo toàn vốn đầu tư nhà nước, Bộ Tài chính lên tiếng cảnh báo

Theo Bộ Tài chính, năm 2017, tổng doanh thu của tổng công ty đạt trên 2.721 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng so với năm 2016 (giảm 7%).

Trong số trên, tổng doanh thu của Công ty mẹ - Tổng công ty Licogi đạt hơn 450 tỷ đồng, giảm hơn 88 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương mức giảm 16,4%. Qua đó, lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017 của đơn vị này âm 102 tỷ đồng. 

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty mẹ trong khoảng thời gian trên giảm tới hơn 122 tỷ đồng so với một năm trước đó, tương đương mức giảm 24,6%. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu kinh doanh bất động sản giảm mạnh từ gần 159 tỷ đồng năm 2016 còn 16,7 tỷ đồng vào năm 2017.

Theo Bộ Tài chính, kết quả trên cho thấy tổng công ty chưa bảo toàn vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp. 

Với 6 tháng đầu năm 2018, Công ty mẹ cũng chỉ đạt hơn 157 tỷ đồng doanh thu, giảm hơn 77 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017, tương đương mức giảm 33%. Lợi nhuận kế toán trước thuế qua đó chỉ đạt gần 2,6 tỷ đồng.

Qua đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo người đại diện vốn tại tổng công ty có báo cáo nguyên nhân việc doanh thu liên tục giảm và có giải pháp để khắc phục tình trạng trên.

Ở hướng khác, theo Bộ Tài chính, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ tại thời điểm ngày 31/12/2017 và ngày 30/6/2018 đều là 4,48 lần. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của tổng cổng ty 6 tháng đầu năm 2018 âm gần 97 tỷ đồng.

Bộ Tài chính đánh giá, Công ty mẹ - Tổng công ty Licogi đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ có kỳ hạn dưới 3 tháng. Nguyên nhân bởi tài sản ngắn hạn của Tổng công ty chủ yếu là nợ phải thu và hàng tồn kho. 

Với toàn tổng công ty, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của tổng công ty tại thời điểm ngày 31/12/2017 và ngày 30/6/2018 lần lượt là 9,02 lần và 9,19 lần

Tại thời điểm cuối năm 2017, tài sản ngắn hạn của toàn tổng công ty là 2.353 tỷ đồng trong đó nợ phải thu và hàng tồn kho là 2.156 tỷ đồng, chiếm tới gần 92% tài sản ngắn hạn.

Tương tự, tại thời điểm giữa năm 2018, trong khi tài sản ngắn hạn là 2.302 tỷ đồng thì nợ phải thu và hàng tồn kho lên tới hơn 2.102 tỷ đồng (hơn 91% tài sản ngắn hạn).

"Trên cơ sở hệ số nợ và cơ câu tài sản ngắn hạn nêu trên, có thế thấy khả năng thanh toán của Tổng công ty cũng như Công ty mẹ phụ thuộc lớn vào công tác bán hàng tồn kho và thu hồi nợ," Bộ Tài chính nhận xét.

Bởi vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo người đại diện vốn Nhà nước tại Licogi có giải pháp đẩy mạnh công tác bán hàng, giảm hàng tồn kho, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...