Lỗ luỹ kế 179 tỷ đồng, Thủy điện Hủa Na giao dịch hơn 225 triệu cổ phiếu trên UpCOM

Sở GDCK Hà Nội vừa chấp thuận cho CTCP Thủy điện Hủa Na (mã: HNA) đưa 225.659.210 cổ phiếu trên UpCOM từ ngày 5/10/2017. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.000 đồng/CP.
Lỗ luỹ kế 179 tỷ đồng, Thủy điện Hủa Na giao dịch hơn 225 triệu cổ phiếu trên UpCOM

Được biết, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 của công ty vẫn chưa có cải thiện đáng kể. Doanh thu chỉ tăng nhẹ, lợi nhuận 6 tháng vẫn lỗ hơn 87 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối quý lên hơn 178 tỷ đồng.

Công ty giải trình nguyên nhân lỗ luỹ kế là do doanh thu bắt đầu ghi nhận từ năm 2013, chi phí đầu tư nhà máy lớn, trong đó vốn vay có thời hạn 144 tháng, nên chi phí lãi vay trong những năm đầu hoạt động rất lớn, chi phí khấu hao nhà máy cũng lớn. Công suất phát điện thực tế chưa đến 80% nên dù doanh thu tăng nhưng chi phí lớn, dẫn đến lợi nhuận sau thuế tiếp tục âm.

Thủy điện Hủa Na thành lập tháng 5/2007 bởi 2 cổ đông sáng lập là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama – LLM) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với vốn điều lệ ban đầu 1.200 tỷ đồng.

Tính đến 25/7/2017, 2 cổ đông lớn nắm giữ 89,259% vốn điều lệ gồm: Công ty TNHH MTV Tổng công ty Dầu khí Điện lực Việt Nam sở hữu 84,141% và Ngân hàng TMCP Bắc Á sở hữu 5,118%.

Công ty đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Hủa Na thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, được xây dựng theo hình thức BOO – Xây dựng – Vận hành – Sở hữu. Nhà máy Thủy điện Hủa Na có công suất thiết kế 180MW, tổng mức đầu tư gần 7.100 tỷ đồng với sản lượng điện trung bình hàng năm 716,7 triệu Kwh. Tổ máy số 1 đã hòa mạng lưới điện quốc gia vào tháng 2/2013; tổ máy số 2 vào tháng 3/2013.

>> Tổng công ty Sông Đà thoái vốn tại 2 thủy điện Hồ Bốn và Nậm Mức

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...