Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ, cổ phiếu DNM nhận "án" hủy niêm yết trên HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc cổ phiếu DNM của Tổng công ty Cổ phần Y tế Danameco bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 24/7/2023.
Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ, cổ phiếu DNM nhận "án" hủy niêm yết trên HNX

Theo thông tin công bố, hơn 5 triệu cổ phiếu DNM sẽ bị huỷ niêm yết trên HNX từ ngày 24/7 và ngày giao dịch cuối cùng là ngày 21/7. Nguyên nhân cổ phiếu DNM bị hủy niêm yết bắt buộc là do công ty có tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp, thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.

Về vấn đề này, Y tế Danameco cho biết, do năm 2022 dịch Covid-19 đã được kiểm soát nên doanh thu từ các mặt hàng chính của công ty giảm mạnh. Đồng thời, do không đánh giá sát sao được tình hình diễn biến dịch bệnh nên trong năm 2022, công ty vẫn tiếp tục đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị để sản xuất các mặt hàng chống dịch.

Theo đó, dù lượng máy móc mới không được tham gia vào hoạt động sản xuất trong kỳ nhưng vẫn phải trích khấu hao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng rất cao. Việc doanh thu giảm mạnh và giá thành tăng cao dẫn đến lợi nhuận năm 2022 của công ty sụt giảm.

Ngoài ra, công ty cũng đầu tư nâng cấp sửa chữa máy để đáp ứng khách hàng quốc tế, đầu tư thêm máy móc thiết bị tự động để nâng cao năng suất do vậy ở một số mặt hàng xuất khẩu. Vì vậy, công ty phải chịu lỗ trong giai đoạn đầu năm nhằm thâm nhập vào thị trường quốc tế, việc này cũng góp phần làm tăng chi phí chung của công ty.

cổ phiếu DNM
Dịch Covid-19 được kiểm soát nên doanh thu từ các mặt hàng chính của Y tế Danameco giảm mạnh

Nhìn lại tình hình kinh doanh trong quý 1/2023, Y tế Danameco ghi nhận doanh thu đạt 50,2 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 so với cùng kỳ (145 tỷ) và lợi nhuận sau thuế âm 23,7 tỷ đồng, trong khi chỉ số này trong cùng kỳ là 15,2 tỷ đồng.

Tính đến 31/3/2023, nợ phải trả của Y tế Danameco là 347 tỷ đồng, trong đó, nợ phải trả ngắn hạn là 246 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ 98,6 tỷ hồi đầu năm xuống còn 74 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 47,3 tỷ đồng/vốn góp của chủ sở hữu là 52,5 tỷ đồng.

Trong năm 2023, Y tế Danameco đặt mục tiêu đạt doanh thu 500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng, dù quý đầu năm tiếp tục thua lỗ. Với kế hoạch như vậy, ngay cả khi mục tiêu lợi nhuận năm nay đạt được thì vẫn chưa đủ để khoản lỗ luỹ kế thấp hơn vốn điều lệ, nếu công ty không có kế hoạch tăng vốn trong năm nay và huy động vốn thành công.

Năm ngoái, tại đại hội cổ đông thường niên, Y tế Danameco đã xin ý kiến cổ đông và được chấp nhận huỷ bỏ phương án chào bán riêng lẻ 5 triệu cổ phiếu. Sau đó, ngày 29/9/2022, công ty nhận được công văn của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc tạm dừng hồ sơ chào bán riêng lẻ.

cổ phiếu DNM
Thị giá cổ phiếu DNM tại phiên thứ 6 ngày 30/6 dừng ở mức 18.300 đồng/cổ phiếu

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DNM đang nằm trong diện hạn chế chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần, do công ty chậm nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2022. Thị giá cổ phiếu DNM tại phiên thứ 6 ngày 30/6 dừng ở mức 18.300 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...