Lo ngại lãi suất, chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ đầu năm

Chứng khoán Mỹ đã trượt giảm vào ngày 21/2 khi dự kiến lãi suất cao hơn tiếp tục gây áp lực lên tâm lý thị trường...
Chứng khoán Mỹ

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 697,10 điểm, tương đương 2,06%, đóng cửa ở mức 33.129,59 điểm. Đây là đợt suy giảm tồi tệ nhất của chỉ số này kể từ ngày 15/12/2022. Tương tự, S&P500 giảm 2%, đóng cửa ở mức 3.997,34 điểm.

Nasdaq Composite nặng về công nghệ cũng mất 2,5%, kết thúc ở mức 11.492,30 điểm. Tất cả 11 lĩnh vực chính của S&P 500 đều kết thúc ngày ở mức thấp hơn, trong đó cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu có mức giảm lớn nhất là 3,3%. 

Cổ phiếu công nghệ là một trong số những cổ phiếu bị ảnh hưởng lớn bởi sự sụt giảm trên diện rộng trong ngày 21/2, với Tesla Inc, Amazon.com Inc, Microsoft Corp và Alphabet Inc đều giảm khoảng 2,1% đến 5,3%.

Ở những nơi khác, cổ phiếu Home Depot Inc giảm 7,1% xuống mức thấp nhất trong 3 tháng sau khi công ty cảnh báo về nhu cầu suy yếu và đưa ra dự báo lợi nhuận khó khăn cho năm 2023.

Walmart cũng dự báo thu nhập cả năm dưới mức ước tính và vẽ ra một bức tranh ảm đạm về việc lạm phát thực phẩm sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đóng cửa với mức tăng 0,6%.

Khối lượng trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ là 11 tỷ cổ phiếu, so với mức trung bình 11,62 tỷ cho cả phiên trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Chứng khoán Mỹ đã có một khởi đầu lạc quan trong năm nay khi các nhà đầu tư nhen nhóm hy vọng về việc chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dữ trự Liên bang Mỹ sẽ sớm kết thúc. Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã hoàn toàn bị đảo ngược. 

Bà Susannah Streeter, người đứng đầu bộ phận tiền tệ của Hargreaves Lansdown viết trong một bình luận qua email: "Các nhà đầu tư đang nhận ra rằng sẽ cần phải tăng lãi suất để chế ngự vòng xoáy giá cả và điều đó sẽ khiến người tiêu dùng thận trọng hơn".

Với lạm phát còn cách xa mục tiêu 2% và nền kinh tế vẫn rất mạnh mẽ, những người tham gia thị trường đã điều chỉnh kỳ vọng về lãi suất quỹ của Fed, dự kiến đạt đỉnh 5,35% vào tháng 7 và duy trì mức gần đó trong suốt cả năm. 

Carol Schleif, giám đốc đầu tư tại BMO cho biết: “Có thể thấy rằng Fed không đùa giỡn về việc tăng lãi suất. Và trên thực tế, lãi suất còn có thể tăng cao hơn trong một thời gian dài hơn nữa”. 

Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng đã tăng lên 3,9%, trong khi lãi suất 2 năm tăng lên 4,7%. Cả hai đều đạt mức chưa từng thấy kể từ tháng 11/2022, khi các nhà giao dịch vật lộn với dữ liệu lạm phát. 

Art Hogan, chiến lược gia trưởng của B. Riley Wealth, lưu ý: “Tôi nghĩ thị trường chứng khoán cuối cùng đã bắt kịp với những tín hiệu mà thị trường Kho bạc đã đưa ra trong vài tuần qua”. Ông Hogan cũng cho biết thêm rằng thay vì chỉ một chất xúc tác gây ra sự suy thoái của thị trường, thì cả tác động tích lũy của dữ liệu và thông điệp của Fed đều khiến các nhà đầu tư chú ý.

Trong tuần này, Phố Wall sẽ hướng tới biên bản cuộc họp tháng 1 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang. Bản phát hành sẽ cung cấp thêm manh mối về dự định tăng lãi suất tiếp theo vào tháng 3, được dự đoán là có thể tăng trở lại mức 0,5 điểm phần trăm.

Vào tuần trước, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cho biết bà sẽ ủng hộ việc tăng lãi suất thêm 0,50 điểm phần trăm thay vì mức tăng 0,25 mà một số đồng nghiệp của bà đã chọn.

Giới đầu tư lo lắng về lạm phát và lộ trình tăng lãi suất cũng đang chờ đợi chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), đánh giá tốc độ tăng giá trên toàn nền kinh tế - sẽ được công bố vào sáng 24/2. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…