Lỗ sau thuế liên tục 2 năm, cổ phiếu SCD bị đưa vào diện kiểm soát

HOSE cho biết, vì lợi nhuận sau thuế năm 2021 và 2022 lần lượt là (-35,59) và (-48,68) tỷ đồng nên cổ phiếu SCD bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát...
Nước giải khát chương Dương
Cổ phiếu SCD của Nước giải khát Chương Dương bị đưa vào diện kiểm soát khi ghi nhận lỗ liên tục 2 năm

Ngày 04/4, Phó Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ký quyết định số 149/QĐ-SGDHCM về việc chuyển cổ phiếu SCD của Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương (Nước giải khát Chương Dương - HOSE: SCD) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.

Lý do được HOSE đưa ra là lợi nhuận sau thuế năm 2021 là (-35,59) tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2022 là (-48,68) tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 và năm 2022.

Việc kết quả kinh doanh liên tục có lợi nhuận sau thuế là con số âm thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/03/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Trước khi bị đưa vào diện kiểm soát, cổ phiếu SCD đã nằm trong diện cảnh báo gần 1 năm (Từ 14/4/2023) và doanh nghiệp này cũng đã nhiều lần đưa ra giải trình cũng như các phương án khắc phục về kết quả không tốt trong hoạt động kinh doanh của mình.

Gần đây nhất, ngày 19/01/2023 Nước giải khát Chương Dương có văn bản gửi đến HOSE cập nhật cải thiện lỗ và phương án khắc phục kết quả kinh doanh thời gian tới. Doanh nghiệp này trình bày, mặc dù trong năm 2022, Nước giải khát Chương Dương đã nỗ lực rất nhiều để tăng trưởng 19% về sản lượng kinh doanh thực hiện. Tuy nhiên khủng hoảng lạm phát trong năm 2022 thực sự làm tăng chi phí đầu vào dẫn đến chi phí sản xuất đội lên trung bình 35% so với 2021.

Cũng trong văn bản này, Nước giải khát Chương Dương cũng đưa ra nhiều phương án nhằm khắc phục tình trạng lỗ của mình như: Tối ưu giá vốn hàng bán; Gia tăng độ phủ; Hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối; Phát triển các nhãn hàng của doanh nghiệp… Như vậy, chưa kịp khắc phục thì cổ phiếu SCD đã phải nhận thông tin không mong muốn.

Về hoạt động kinh doanh năm 2022, Nước giải khát Chương Dương đặt ra mục têu doanh thu kế hoạch phải đạt là 327,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 3,5 tỷ đồng. Thế nhưng kết thúc năm 2022, doanh thu ghi nhận đạt 180 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là con số âm đến gần 48,7 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp này chỉ đạt 55% kế hoạch về mặt doanh thu.

Trên thị trường chứng khoán, mặc dù đang trong tình trạng bị cảnh báo, thế nhưng cổ phiếu SCD vẫn ghi nhận tăng 3 phiên trong 5 phiên giao dịch gần đây nhất với mức tăng từ 200 đồng đến 950 đồng/ cổ phiếu.
Kết thúc phiên ngày 04/4, SCD đóng cửa ở mức 16.950 đồng/cổ phiếu với mức vốn hóa đạt 143,7 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...