Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ niêm yết cổ phiếu trên HOSE, dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt 7%

Sáng 13/4, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 tại TP.HCM...
Lộc hóa dầu Bình Sơn sẽ niêm yết trên HOSE, dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt 7%

Về kế hoạch chia cổ tức, Hội đồng quản trị BSR trình cổ đông thông qua phương án chia cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 7%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 700 đồng. Với khoảng hơn 3,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính công ty sẽ chi khoảng 2.170 tỷ đồng để thanh toán cổ tức.

Một nội dung đáng chú ý khác, đại hội đồng cổ đông thông qua qua việc niêm yết toàn bộ cổ phiếu BSR lên HOSE. Hiện tại, cổ phiếu BSR đang được giao dịch trên UPCoM, với tỷ lệ cổ phần đăng ký giao dịch trên tổng cổ phần phát hành là 7,87%, tương đương 243.8 triệu cổ phiếu. Toàn bộ cổ phần đã phát hành của BSR là hơn 3,1 tỷ cổ phiếu, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm 92,12%, tương đương hơn 2,85 tỷ cổ phiếu.

Công ty cho biết giai đoạn 2020 - 2021 chưa thể niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) do chưa đủ điều kiện. Nhưng đến tháng 12/2022, sau khi rà soát, BSR đánh giá cổ phiếu cơ bản đã đáp ứng điều kiện để đăng ký niêm yết trên HOSE.

Chỉ hạng mục “Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; không có lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất hoặc báo cáo tài chính soát xét bán niên trong trường hợp đăng ký sau ngày kết thúc kỳ lập báo cáo tài chính bán niên” liên quan đến vụ kiện nợ quá hạn của Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung, công ty con của BSR. Công ty đang phối hợp với các cấp có thẩm quyền để đánh giá, làm rõ khả năng đáp ứng.

Cũng tại đại hội, năm 2022, Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết, ghi nhận năm kinh doanh có lợi nhuận kỷ lục với hơn 15.586 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 19.000 tỷ đồng. Hao hụt dầu thô giảm kỷ lục, lần đầu đạt mức 0,16%. Đây cũng là năm đầu tiên công ty sản xuất thành công và xuất bán các sản phẩm quan trọng cho quốc phòng…

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, Lọc hóa dầu Bình Sơn đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất gần 95.645 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.628 tỷ, lần lượt giảm 43% và giảm 89% so với năm 2022. Công ty dự kiến nộp ngân sách nhà nước hơn 9.825 tỷ đồng. Kế hoạch này dựa trên dự báo giá dầu thô là 70 USD/thùng.

Lý giải việc Lọc hóa dầu Bình Sơn đặt mục tiêu kinh doanh giảm, ban lãnh đạo cho biết, BSR sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023. Thứ nhất, thuế nhập khẩu xăng giảm từ 8% xuống còn 5% mức thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng từ 5% lên 10% dẫn đến lợi nhuận của BSR sẽ giảm.

Thứ hai, lạm phát đang tăng sẽ kéo theo chi phí hoạt động của BSR trong năm 2023 đi lên. Song song đó, khi mua dầu thô trong nước, Lọc hóa dầu Bình Sơn phải tham gia chào mua cạnh tranh với các người mua khác nên có rủi ro không mua được lô dầu để thu xếp đủ nguồn dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Thứ ba, giá cơ sở và phụ phí (Premium) có thể gây tác động bất lợi đến hiệu quả kinh doanh của BSR trong năm 2023.

Thứ tư, BSR còn chịu sự cạnh tranh với xăng dầu nhập khẩu từ các nước Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do và xăng dầu được sản xuất từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Đặc biệt là sản phẩm PP dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của các nhà máy trong nước như Hyosung Vina, NSRP, LSP,... và hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Lọc hóa dầu Bình Sơn ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư trong năm 2023 này hơn 1.622 tỷ đồng, trong đó gần 955 tỷ đồng cho dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, còn lại là dành cho các dự án khác và mua sắm trang thiết bị.

Được biết, theo kế hoạch, tổng mức đầu tư đối với việc thực hiện nâng cấp mở rộng Lọc hóa dầu Bình Sơn là hơn 1,81 tỷ USD. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, dự án gặp nhiều khó khăn nên người đại diện phần vốn của Petrovietnam tại Lọc hóa dầu Bình Sơn đang thực hiện các trình tự thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư với tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án là 1,2 tỷ USD, trong đó phương án thu xếp vốn cơ sở gồm 40% vốn chủ sở hữu và 60% từ nguồn vốn vay.

Đồng thời, phương án thu xếp vốn có thể phải thay đổi từ 40% vốn chủ sở hữu, 60% nguồn vốn vay thành 60% vốn chủ sở hữu, 40% nguồn vốn vay. Lúc đó, vốn chủ sở hữu cần thu xếp khoảng 15.485 tỷ đồng.

Kết thúc đại hội, toàn bộ tờ trình của BSR đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ niêm yết trên HOSE, dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt 7%
Trong phiên giao dịch chiều ngày 13/4, giá cổ phiếu BSR đang ghi nhận ở mức 16.900 đồng/cổ phiếu

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch chiều ngày 13/4, giá cổ phiếu BSR đang ghi nhận ở mức 16.900 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoa trên thị trường vào khoảng 52.398 tỷ đồng. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...