Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Hoa Sen báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng

Quý 3/2024, các doanh nghiệp lớn như Lọc Hóa Dầu Bình Sơn, Tập đoàn Hoa Sen đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ nghiêm trọng, lên đến hàng nghìn tỷ đồng…

Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Hoa Sen báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR) đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với những con số đáng lo ngại. Cụ thể, doanh thu thuần của công ty trong quý vừa qua giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 31.945 tỷ đồng, trong khi giá vốn hàng bán lên tới 33.415 tỷ đồng, vượt quá doanh thu. Điều này dẫn đến khoản lỗ gộp 1.469 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty lãi 3.830 tỷ đồng.

Trong kỳ, dù doanh thu tài chính của Lọc hóa dầu Bình Sơn tăng gần 31,9%, đạt 553,7 tỷ đồng, và các chi phí bán hàng cũng được giảm nhẹ (6,8%) cùng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 5,8%, nhưng vẫn không thể giúp doanh nghiệp tránh được khoản lỗ sau thuế 1.209 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái công ty lãi 3.260 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên công ty báo lỗ sau 4 năm hoạt động có lãi ổn định kể từ quý 3/2020 và cũng là khoản lỗ lớn nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 đến thời điểm hiện tại.

Theo giải trình của Lọc hóa dầu Bình Sơn, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lỗ đột biến này là do sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô và các sản phẩm dầu.

Tính đến tháng 9/2024, giá dầu thô Brent đã giảm từ mức trung bình 85,31 USD/thùng xuống còn 74,33 USD/thùng, trong khi khoảng cách giá dầu thô và giá sản phẩm cũng thu hẹp, tạo áp lực lớn lên biên lợi nhuận của công ty.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Lọc hóa dầu Bình Sơn ghi nhận doanh thu thuần hơn 87.058 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 674,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 17,5% và 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đã hoàn thành 91% mục tiêu doanh thu năm 2024 là 95.274 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận mới chỉ đạt 58,7% so với kế hoạch đề ra là 1.148 tỷ đồng. Điều này đặt ra thách thức lớn cho công ty trong việc đạt được mục tiêu tài chính đã đề ra cho cả năm.

Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng tài sản của Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt 89.100 tỷ đồng, tăng 2,9% so với đầu năm. Trong đó, khoản tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh 13.159 tỷ đồng lên 30.159 tỷ đồng, trong khi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm 7.000 tỷ đồng, xuống 14.122 tỷ đồng. Tại ngày 30/9/2024, giá trị hàng tồn kho tăng 13,7%, lên 17.659 tỷ đồng.

Về phía nguồn vốn, đến cuối quý 3/2024, tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 33.477 tỷ đồng, tăng 14,1% so với đầu năm, chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn với 32.610 tỷ đồng, còn nợ dài hạn chiếm 866,9 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 55.623 tỷ đồng, giảm 2,8% so với số đầu năm.

anh-chup-man-hinh-2024-10-31-luc-120350.png
Thị giá cổ phiếu BSR trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 31/10, thị giá cổ phiếu BSR đang giao dịch quanh mức 21.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp trên thị trường ước đạt 65.110 tỷ đồng.

Không chỉ Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) - một trong những công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn thép, cũng phải đối mặt với khó khăn khi báo lỗ sau thuế 185,8 tỷ đồng trong quý 4 niên độ 2023 – 2024 (từ ngày 1/7/2024 đến ngày 30/9/2024), đánh dấu một bước lùi đáng kể so với cùng kỳ năm trước, khi công ty ghi nhận mức lãi 438,3 tỷ đồng.

Theo đó, doanh thu thuần của Hoa Sen trong quý này đạt 10.108 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ, nhưng do giá vốn bán hàng tăng mạnh hơn, lợi nhuận gộp của công ty đã giảm 20,8%, xuống còn 848,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, các chi phí khác như chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh, lần lượt là 59,2% và 97,5% so với cùng kỳ, khiến tình hình tài chính của công ty trở nên căng thẳng. Các yếu tố này đã đẩy Hoa Sen vào tình trạng thua lỗ 185,8 tỷ đồng trong quý 4 niên độ 2023 – 2024.

Mặc dù kết quả kinh doanh quý cuối cùng của niên độ tài chính 2023 - 2024 không mấy khả quan, Tập đoàn Hoa Sen vẫn khép lại năm tài chính với doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch.

Theo đó, tổng doanh thu thuần của công ty trong niên độ này đạt 39.271 tỷ đồng, tăng 24,1% so với năm trước, cùng với lợi nhuận sau thuế đạt 510 tỷ đồng, tăng gấp 17 lần so với năm trước.

Trong niên độ tài chính 2023 - 2024, Tập đoàn Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh với hai kịch bản. Kịch bản 1 với doanh thu 34.000 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng, tăng gấp hơn 12 lần. Kịch bản 2 là doanh thu 36.000 tỷ đồng, tăng 14%; lợi nhuận sau thuế 500 tỷ đồng, tăng gấp 16 lần so với thực hiện trong niên độ 2022 - 2023. Như vậy, công ty đã vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ở cả hai kịch bản.

Tại thời điểm ngày 30/9/2024, quy mô tài sản của Hoa Sen đạt hơn 19.561 tỷ đồng, với hàng tồn kho chiếm 51,3% tổng tài sản. Tuy nhiên, công ty đã phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 334,2 tỷ đồng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc vốn của công ty.

Bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của công ty ở mức hơn 8.649 tỷ đồng, tăng 31,3% so với đầu niên độ. Trong đó chủ yếu là vay nợ với hơn 5.364 tỷ đồng, toàn bộ là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty tính đến hết quý 4 niên độ 2023 - 2024 đạt 10.912 tỷ đồng, tăng 1,2% so với số đầu kỳ.

anh-chup-man-hinh-2024-10-31-luc-120434.png
Thị giá cổ phiếu HSG trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 31/10, thị giá cổ phiếu HSG hiện đang ghi nhận ở mức 20.250 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp này trên thị trường ước đạt 12.574 tỷ đồng.

Xem thêm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...