Lợi nhuận doanh nghiệp bị "ngót" vì tỷ giá

Trên thị trường chứng khoán Việt, có những cái tên mà chỉ khi tỷ giá biến động là nhà đầu tư đã biết là công ty sẽ báo lãi hay lỗ trong kỳ. Lo ngại rủi ro tỷ giá, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund
Lợi nhuận doanh nghiệp bị "ngót" vì tỷ giá
 

Đây là định hướng một quỹ đầu tư lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa công bố hồi tháng 10 vừa qua.

Lo ngại của VOF là có cơ sở khi nhiều doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán vẫn đau đáu nỗi lo tỷ giá khi mà quá trình đầu tư ban đầu của họ từ nhiều năm trước đã vay nợ lớn bằng ngoại tệ.

Trên thị trường chứng khoán Việt, có những cái tên mà chỉ khi tỷ giá biến động là nhà đầu tư đã biết là công ty sẽ báo lãi hay lỗ trong kỳ. Rủi ro tỷ giá đã bắt đầu thể hiện trong kết quả kinh doanh quý 3 mà doanh nghiệp đang công bố.

Hàng loạt doanh nghiệp vẫn lỗ tỷ giá hàng trăm tỷ đồng

Đầu tiên phải kể đến Nhiệt điện Hải Phòng (mã: HND), rủi ro lớn nhất của công ty là tỷ giá. Dư nợ vay và nợ thuê tài chính của công ty lên đến 11.404 tỷ đồng trong đó có 9.507 tỷ đồng vay dài hạn. Công ty vay dài hạn chủ yếu là bằng tiền USD và tiền JPY. Hồi cuối quý 2/2016, dư nợ vay USD là 412,46 triệu USD và dư nợ vay JPY là 6,88 triệu JPY. Hầu hết các khoản vay USD là nhận nợ lại khoản vay giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Ngân hàng XNK Trung Quốc để hoàn thành khối lượng công việc đã hoàn thành của dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2.

Tương tự, khoản vay tiền JPY cũng để thực hiện thanh toán phần khối lượng công việc đã hoàn thành của dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2. Rủi ro đấy một lần nữa lại thể hiện trong kỳ kinh doanh quý 3/2016 khi mà chi phí lãi vay trong kỳ lên đến 180 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá hạch toán trong kỳ gần 78 tỷ đồng.

Mặc dù chi phí tài chính quý 3/2016 chưa bằng một nửa khoản 610 tỷ đồng cùng kỳ nhưng chi phí lãi vay lớn cùng doanh thu sụt giảm hơn 100 tỷ đồng đã khiến Nhiệt điện Hải Phòng lỗ 192,6 tỷ đồng quý 3/2016. Cùng kỳ năm 2015 công ty lỗ 440 tỷ.

Một doanh nghiệp nhiệt điện khác mà nhà đầu tư đã quá quen là Phả Lại (mã PPC). Số dư nợ vay của hợp đồng vay dài hạn của EVN (công ty mẹ vay lại hợp đồng vay vốn của JBIC) đến thời điểm 30/9/2016 còn lại là 21,35 tỷ JPY tương đương hơn 4.332 tỷ đồng. Mỗi lần đồng yên biến động là một lần cổ đông PPC lo sốt vó vì khoản nợ vay này luôn ngốn sạch lợi nhuận chia cho cổ đông vì công ty phải trích lập chi phí chênh lệch tỷ giá. Tổng cộng lũy kế chênh lệch tỷ giá mà công ty đã trích lập là 179 tỷ đồng.

Riêng quý 3 năm nay, PPC lỗ chênh lệch tỷ giá 89 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2015 là 214 tỷ đồng!Dù lỗ chênh lệch tỷ giá đã giảm đáng kể so với hồi đồng Yên biến động mạnh năm 2015 thì lỗ tỷ giá cũng khiến cho cổ đông PPC buồn lòng khi mà doanh nghiệp vốn điều lệ hơn 3.260 tỷ đồng chỉ báo lãi vài trăm triệu đồng quý 3 này và 9 tháng đầu năm thua lỗ 348 tỷ đồng.

Một trường hợp đáng chú ý khác là Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (mã: NT2). Tại thời điểm kết thúc quý 3/2016, Nhơn Trạch 2 có dư nợ vay dài hạn hơn 5.300 tỷ đồng trong đó gần 1.100 tỷ đồng đến hạn trả. Hầu hết nợ vay này là từ 2010 vay các ngân hàng tải trợ là Hermes, Cirr, Nexi, Citibank. Dư nợ gốc đến 30/9/2016 là 112 triệu đô la Mỹ và 101,6 triệu EURO.

Riêng 9 tháng đầu năm 2016, công ty lỗ chênh lệch tỷ giá gần 25 tỷ đồng, goảm mạnh so với mức 108,5 tỷ đồng cùng kỳ. Năm nay, lỗ chênh lệch tỷ giá của công ty ít hơn nhiều năm ngoái và công ty cũng không còn phải phân bổ lỗ chênh lệch tỷ giá giai đoạn đầu tư nhà máy điện Nhơn Trạch 2 vào chi phí tài chính vì 9 tháng năm 2015 công ty đã hạch toán phân bổ toàn bộ.

Không bị lỗ tỷ giá quá nhiều trong năm nay và đạt kết quả lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ nhưng với dư nợ vay ngoại tệ lớn, nhà đầu tư vẫn phải ngóng tỷ giá khi quyết định rót vốn đầu tư vào NT2.

Nhiều doanh nghiệp lại vui vì tỷ giá

Trên sàn CK hiện có 3 doanh nghiệp xi măng đang có các khoản vay ngoại tệ lớn, chủ yếu là EUR, bao gồm: CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1), CTCP Xi măng Bỉm Sơn (BCC) và CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn (BTS). CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) cũng đem lại niềm vui cho cổ đông khi mà doanh thu thuần và lãi gộp từ hoạt động kinh doanh chính tăng so với cùng kỳ.

Tỷ giá quý này không phải là nỗi lo quá lớn của cổ đông khi mà cùng kỳ năm 2015 công ty “lỗ” tỷ giá tổng cộng hơn 83 tỷ đồng còn quý này chỉ hơn 10,5 tỷ đồng. Với những thuận lợi đó, Xi măng Hà Tiên 1 báo lãi sau thuế 258 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm 2015 nâng lũy kế lợi nhuận 9 tháng lên 629 tỷ đồng, tăng gần 18% so với 9 tháng năm 2015.

Tại thời điểm cuối quý 3/2016, Xi măng Bỉm Sơn (BCC) có dư nợ vay dài hạn bằng tiền EUR là 9,8 triệu EUR tương đương 245,5 tỷ đồng tiền Việt. Khoản vay dài hạn đến hạn trả cũng có giá trị tương ứng. Tuy nhiên, nếu như năm ngoái, cổ đông công ty phải chịu lỗ chênh lệch tỷ giá ròng hơn 21 tỷ đồng thì quý 3 năm nay công ty chỉ chịu lỗ chênh lệch tỷ giá 1,65 tỷ đồng, không đáng kể so với cùng kỳ.

Không phải chịu lỗ chênh lệch tỷ giá nhiều, cổ đông công ty mừng vui khi hoạt động kinh doanh chính tăng trưởng và chi phí tài chính giảm sâu, Xi măng Bỉm Sơn báo lãi 53 tỷ đồng quý 3, tăng vọt so với con số 1,31 tỷ đồng cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng lãi sau thuế 172 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với năm ngoái.

Cũng như Xi măng Bỉm Sơn, doanh nghiệp Xi măng Vicem Bút Sơn (mã: BTS) cũng vui mừng báo lãi 16 tỷ đồng quý 3 trong khi cùng kỳ lỗ 24 tỷ đồng. Nguyên do tạo ra niềm vui này cũng không gì ngoài tỷ giá. Xi măng Vicem Bút Sơn vẫn còn dư nợ vay dài hạn ngoại tệ Ngân hàng Societe General Pháp bằng tiền EUR tổng cộng 1,35 triệu EUR và vay Ngân hàng JBIC Nhật Bản 25,25 triệu EUR tương đương tổng cộng khoảng 475 tỷ đồng tính đến cuối quý 3/2016.

9 tháng năm 2015, công ty đạt lãi ròng từ tỷ giá (thanh toán và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ) tổng cộng 25 tỷ đồng trong khi 9 tháng năm nay công ty lỗ chênh lệch tỷ giá tổng cộng hơn 9 tỷ.

Trong các doanh nghiệp phân bón niêm yết, CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau (DCM) là doanh nghiệp có nợ vay bằng ngoại tệ lớn nhất. Nhưng, thay vì khóc ròng như năm ngoái, năm nay cổ đông Đạm Cà Mau có thể vui hơn khi 9 tháng đầu năm nay phải chịu lỗ tỷ giá 79 tỷ đồng nhưng công ty cũng nhanh chóng có được lãi tỷ giá 122,5 tỷ đồng nhờ tận dụng được sức mạnh tài chính của mình.

Tính “bù trừ”, 9 tháng đầu năm nay, DCM lãi chênh lệch tỷ giá hơn 42 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý 3/2016, Đạm Cà Mau vẫn còn dư nợ vay dài hạn 4.670 tỷ đồng. Tỷ giá đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng của Đạm Cà Mau khi mà công ty sụt giảm mạnh về doanh thu và lãi gộp từ hoạt động kinh doanh chính nhưng lãi sau thuế quý 3 gần 33 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầy năm lãi 383 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ do hoạt động kinh doanh chính bị giảm sâu nên hoạt động tài chính khỏe hơn cùng kỳ nhiều cũng không đủ sức vực dậy kết quả kinh doanh 9 tháng.

Theo Phương Chi/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...