Lợi nhuận quý 4/2018 của Viettel Global tăng hơn 660 tỷ đồng so với cùng kỳ

Nếu như quý 4/2017 lợi nhuận của Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel - Viettel Global (VGI) là – 645 tỷ đồng, thì năm 2018 con số này là 16,4 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp nhảy vọt lên 34,6%.
Lợi nhuận quý 4/2018 của Viettel Global tăng hơn 660 tỷ đồng so với cùng kỳ

Doanh thu thuần của riêng quý 4 đạt 4.430 tỷ đồng và lợi nhuận gộp đạt 1.532 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 34,6% - mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. 

Một trong những nhân tố quan trọng giúp biên lợi nhuận của Viettel Global cải thiện rõ rệt là giảm hoạt động bán hàng hóa thiết bị vốn có tỷ suất lợi nhuận thấp để tập trung vào hoạt động cốt lõi là cung cấp dịch vụ viễn thông. Chính vì vậy mà dù doanh thu giảm mạnh so với mức 6.067 tỷ đồng của cùng kỳ nhưng lãi gộp vẫn tương đương.

Bên cạnh đó, chi phí tài chính, chi phí quản lý - bán hàng cũng đều giảm đáng kể giúp cho lợi nhuận trước thuế trong quý đạt 16,4 tỷ đồng (cùng kỳ là - 645 tỷ).

Lũy kế cả năm 2018, Viettel Global đạt 16.862 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm hơn 2.100 so với năm trước chủ yếu là do doanh thu kinh doanh thiết bị giảm từ gần 3.900 tỷ xuống 1.300 tỷ đồng.

Trong khi đó doanh thu dịch vụ viễn thông vẫn tăng 400 tỷ lên 15.561 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp qua đó tăng hơn 500 tỷ lên xấp xỉ 5.000 tỷ đồng.

Đóng góp chính vào doanh thu vẫn là 2 thị trường châu Phi và ASEAN, đạt lần lượt là 7.100 tỷ và 6.100 tỷ đồng. Thị trường Mỹ Latin đóng góp gần 2.300 tỷ đồng. Hai mạng viễn thông tại Lào và Myanmar không hợp nhất vào doanh thu do Viettel Global nắm giữ dưới 50% vốn.

Chi phí quản lý và chi phí bán hàng cũng tiết giảm được hơn 900 tỷ đồng so với năm 2017.

Lợi nhuận trước thuế năm 2018 là -145,6 tỷ đồng chủ yếu do khoản lỗ trong kế hoạch của thị trường Myanmar trong năm đầu đi vào vận hành. Nếu không tính đến khoản lỗ của thị trường mới này thì lợi nhuận của Viettel Global có thể lên mức gần 2.000 tỷ trong năm vừa qua.

Với thị trường Myanmar, dù mới đi vào hoạt động nhưng đây là thị trường đạt tăng trưởng ấn tượng nhất trong lịch sử đầu tư nước ngoài của Viettel Global. Chỉ sau hơn 6 tháng khai trương, Mytel – thương hiệu của Viettel tại đây, đạt vượt mốc 5 triệu thuê bao – con số mà tất cả các thị trường trên toàn cầu bao gồm cả Việt Nam phải mất nhiều năm mới có được. Mytel cũng là hiện tượng tăng trưởng của ngành viễn thông toàn cầu. Theo dự kiến, Mytel sẽ có lãi trong năm 2019 và tiếp tục là động lực tăng trưởng lớn nhất cúa Viettel Global.

Trong năm 2018, năng lực tài chính của Viettel Global đã được bổ sung đáng kể khi công ty mẹ tập đoàn Viettel góp thêm 8.000 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên hơn 30.400 tỷ đồng.

Cổ phiếu VGI đã lên giao dịch trên sàn Upcom từ ngày 25/9/2018. Với thị giá hiện dao động quanh ngưỡng 19.000 đồng, Viettel Global là một trong những doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn Upcom, đạt hơn 42.400 tỷ đồng (1,8 tỷ USD).

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...