Lotte Mart tiếp nhận Lotte.vn: Để phù hợp xu thế bán lẻ trong tương lai?

Đại diện Lotte Mart xác nhận, trang thương mại điện tử Lotte.vn sẽ sáp nhập vào hệ thống siêu thị này trong thời gian tới. Nguyên nhân là vì cần thay đổi chiến lược kinh doanh.
Lotte Mart tiếp nhận Lotte.vn: Để phù hợp xu thế bán lẻ trong tương lai?

Từ tối 24/12, bắt đầu từ ngày 20/1/2019, website Lotte.vn sẽ ngừng hoạt động. Công ty này cũng tuyên bố sẽ hoàn tất công nợ với các đối tác trước ngày 20/2/2019 và sẽ không chấp nhận giải quyết thêm các vấn đề khiếu nại sau thời gian này.

Lotte.vn là sàn thương mại điện tử trực thuộc Công ty TNHH Thương mại điện tử Lotte Việt Nam. Công ty được thành lập năm 2016 và là đối tác của Tập đoàn Lotte đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Lotte.vn hoạt động độc lập với hệ thống siêu thị Lotte Mart. 

Lotte Mart tiếp nhận Lotte.vn và sáp nhập vào Speedl.vn - một trang thương mại điện tử ra đời vào năm 2017, cũng thuộc Lotte Mart. 

Đại diện Lotte Mart đã xác nhận, việc sáp nhập này có mục đích phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, phù hợp xu thế kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và trực tuyến.

Điều đáng nói là tại thời điểm công bố đóng cửa, Lotte.vn chỉ bán khoảng 30.000 mặt hàng - một con số khiêm tốn so với những ông lớn thương mại điện tử đang có mặt tại Việt Nam.

Trước đây đúng 1 tuần, Tập đoàn Vingroup chính thức xác nhận rút khỏi mảng bán lẻ trực tiếp, giải thể VinPro, sát nhập Adayroi vào VinID.

Như vậy, thị trường thương mại điện tử đang chỉ còn hiện diện những ông lớn như Tiki, Shoppee, Lazada... Điều đáng bàn là các "ông lớn" này vẫn mạnh tay chi hàng trăm tỷ cho các dự án mới, chỉ với mục đích là chiếm càng nhiều thị phần càng tốt. Và cuộc đua thị phần trong thị trường thương mại điện tử vẫn còn rất khốc liệt.

Người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng thích mua sắm trực tuyến

Theo thống kê từ Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), trong năm 2018, tỷ lệ mua hàng qua Facebook đạt 70%, tăng nhẹ so với năm 2017.

Với sự thâm nhập cao của internet, các thiết bị di động và mạng xã hội, ngày càng có nhiều cá nhân tham gia vào thương mại điện tử. Trong số hơn 1.000 người được hỏi thì có tới 25% đã từng hoặc đang bán hàng trực tuyến.

Mặt hàng được các cá nhân bán phổ biến nhất là đồ thời trang (39%), mỹ phẩm (28%) và đồ ăn, thức uống (25%). Không ngạc nhiên khi Facebook là trang bán hàng trực tuyến được các cá nhân sử dụng nhiều nhất với 66%. Cũng trong top 3 là Shopee - 49% và Lazada - 26%.

Xem thêm

Thương mại điện tử khó tăng tốc: Vì đâu?

Thương mại điện tử khó tăng tốc: Vì đâu?

Hạn chế về hạ tầng giao thông, thiếu niềm tin của người tiêu dùng, hay thói quen mua hàng trả tiền mặt, chưa có chính sách hậu thuẫn tốt cho kinh tế chia sẻ... là những rào cản làm thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...