Alibaba mua lại DN thương mại điện tử chuyên hàng xa xỉ với giá 2 tỷ USD

Alibaba Group Holding LTd sẽ mua lại một doanh nghiệp thương mại điện tử chuyên buôn bán mặt hàng xa xỉ Kaola từ công ty game NetEase Inc với mức giá 2 tỷ USD, “đón chào” một nền tảng mua sắm mới cho
Alibaba mua lại DN thương mại điện tử chuyên hàng xa xỉ với giá 2 tỷ USD

Thoả thuận giữa Alibaba và NetEase vốn đã được đồn đại từ lâu khi các công ty thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như Alibaba hay JD.com Inc đều đang tìm đến các phân khúc thị trường thích hợp để tăng trưởng, với ngành công nghiệp mua sắm trực tuyến tại quốc gia này đang có dấu hiệu chậm lại bởi tăng trưởng kinh tế đi xuống.

Trong khi nền tảng mua sắm Tmall của Alibaba đã cho phép nhiều thương hiệu nước ngoài ra mắt và quản lý “mặt tiền cửa hàng ảo” trên nền tảng của họ, xong Kaola lại có thể mang đến một lượng khách hàng giàu có chọn lọc, chủ yếu mua hàng trực tiếp từ nhà cung cấp để bán lại cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng Trung Quốc chiếm hơn 1/3 doanh thu của ngành hàng xa xỉ trên toàn thế giới.

Daniel Zhang, giám đốc điều hành của Alibaba cho biết: “Với Kaola, chúng tôi sẽ nâng cao hơn nữa dịch vụ nhập khẩu và trải nghiệm cho người tiêu dùng Trung Quốc thông qua sự phối hợp trên toàn hệ sinh thái của Alibaba.”

Kaola, được NetEase giới thiệu ra thị trường vào năm 2015, hướng tới nhóm khách hàng cao cấp trẻ tuổi, cung cấp các sản phẩm từ nhiều thương hiệu quốc tế lớn như Gucci, Burberry hay Shiseido. Kaola có lợi thế hơn so với nhiều đơn vị thương mại điện tử lớn khác bởi Kaola đi sâu về phương thức mua sắm xuyên biên giới, nhận xét từ nhà phân tích lĩnh vực bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc Ker Zheng.

“Kaola không phải chia sẻ thời người dùng hay không gian giỏ mua sắm với những nhóm sản phẩm rẻ hơn,” ông Zheng nói thêm và khẳng định điều này sẽ đảm bảo cho công ty một cơ sở người tiêu dùng trung thành và giàu có.

Alibaba có kế hoạch để ứng dụng Kaola tiếp tục hoạt động độc lập dưới thương hiệu hiện tại. Tuy nhiên, tổng giám đốc xuất nhập khẩu của Tmall Alvin Liu sẽ được bổ nhiệm vào vị trí CEO mới của Kaola trong thời gian tới đây.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?