Luật chứng khoán sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ năm 2021

Chính phủ đã hoàn thiện dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) và có Tờ trình số 186/TTr-CP ngày 09/5/2019 trình Quốc hội về dự án Luật.Dự thảo Luật quy định hiệu lực thi hành của Luật là từ 1/1/2021.
Luật chứng khoán sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ năm 2021

Việc xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) nhằm hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững, an toàn của TTCK, đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với TTCK, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

Một trong những thay đổi trong Dự thảo Luật Chứng khoán này là việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam.

Trong đó, nhằm triển khai việc mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện từng bước theo lộ trình, bảo đảm dư địa cho các Bộ ngành trong đàm phán và ký kết các thỏa ước quốc tế; Dự thảo Luật quy định nguyên tắc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, hoạt động trên TTCK Việt Nam tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Chính phủ được giao hướng dẫn cụ thể về quy định này, thay vì quy định chi tiết tại dự thảo Luật tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như nội dung chính sách đề nghị xây dựng Luật.

Ngoài ra, việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cũng được Dự thảo luật hóa, bổ sung quy định này, thể hiện rõ việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực chứng khoán.

Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng sửa đổi những quy định về chào bán chứng khoán. Theo đó, điều kiện chào bán được sửa đổi, bổ sung, chuẩn hóa theo hướng chặt chẽ hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông thoáng để phát hành với giá trị quá lớn, tiềm ẩn rủi ro đối với các nhà đầu tư và sử dụng vốn không đúng mục đích.

Trong đó, đáng chú ý nhất là việc các doanh nghiệp dự thảo Luật đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc trong trường hợp giá giao dịch trên sàn thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/cp), giá chào bán do tổ chức phát hành phối hợp với tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có) xác định trên cơ sở nhu cầu của thị trường.

Đồng thời, để tạo cơ sở pháp lý hướng dẫn việc chào bán cổ phiếu thấp hơn mệnh giá của tổ chức phát hành, dự thảo Luật giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc chào bán cổ phiếu thấp hơn mệnh giá. Pháp luật về kế toán hiện nay cũng đã có quy định về hạch toán kế toán trong trường hợp doanh nghiệp chào bán cổ phiếu mà giá chào bán thấp hơn mệnh giá.

Ngoài các sửa đổi về chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán trái phiếu ra công chúng, chào bán chứng khoán riêng lẻ …, một nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi lần này là việc tăng quyền hạn cho UBCKNN và chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán.

Một số quyền cho UBCKNN được thêm như: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra; Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch trên tài khoản của khách hàng đối với các trường hợp có dấu hiệu thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động chứng khoán và TTCK; Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông cung cấp tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, thời gian gọi để xác minh, xử lý các hành vi bị cấm.

Quy định của dự thảo Luật đã khắc phục hạn chế của Luật hiện hành, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế, phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán đạt hiệu quả, bảo đảm phù hợp với các luật khác có liên quan như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Viễn thông...

Để có chế tài đủ mạnh, nâng cao tính răn đe, phòng ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên thị trường, dự thảo Luật quy định mức phạt tối đa theo hướng: đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính minh bạch, an toàn của thị trường như thao túng thị trường, giao dịch nội bộ... thì mức phạt tiền tối đa là mười (10) lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và năm (5) lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân; đối với các hành vi vi phạm khác quy định mức phạt tiền tối đa là 03 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.

 >> Sửa Luật Chứng khoán: Đưa thị trường tiệm cận với thông lệ quốc tế

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...