Lùi hạn hoàn thành việc sửa chữa cáp quang AAG đến 22/7

Thay vì hoàn thành việc sửa cáp quang AAG vào 13/7 như thông báo trước đó, có thể phải đến 22/7, cáp quang AAG mới hoàn thành việc sửa chữa, khôi phục lưu lượng internet đi quốc tế.
Lùi hạn hoàn thành việc sửa chữa cáp quang AAG đến 22/7

Trước đó, ngày 16/6, AAG gặp sự cố trên cáp nhánh AAG-S1H (phân đoạn Vũng Tàu - Brunei) tại vị trí cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 64,3km khiến toàn bộ các kênh quốc tế qua nhánh S1H bị mất.

Với sự cố này, tổng lưu lượng các kênh quốc tế qua tuyến cáp AAG -S1H bị gián đoạn là 707,4G - chiếm gần 30% trên tổng số 2180G lưu lượng quốc tế của tuyến cáp quang AAG. Nguyên nhân được xác định là do nguồn điện áp cấp cho nhánh S1H của tuyến cáp AAG không ổn định.

Theo kế hoạch được công bố trước đó, việc sửa chữa cáp quang AAG sẽ hoàn thành vào 13/7. Tuy nhiên, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho biết, lịch sửa chữa tuyến cáp quang biển AAG bị chậm lại vào ngày 22/7. Như vậy, thời gian khắc phục sự cố cáp quang AAG lần này kéo dài hơn một tháng.

Đây cũng là lần thứ 3, cáp quang AAG xảy ra sự cố trong năm 2018. Sự cố lần đầu năm 2018 xảy ra vào ngày 6/1, sự cố thứ 2 xảy ra vào 22/5, mới khắc phục xong vào 2/6. Các sự cố cáp quang AAG đều gây ảnh hưởng đến lưu lượng internet đi quốc tế của Việt Nam.

Tuyến cáp AAG có chiều dài 20.191km, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...