Lùi thời hạn nối lại đường bay du lịch đến Trung Quốc

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, chính quyền phía Trung Quốc vẫn chưa quyết định mở cửa với thị trường du lịch Việt Nam, do đó các hãng hàng không phải lùi thời hạn khai thác tới Trung Quốc đến cuối tháng 4 hoặc sang tháng 5 để chờ các quyết định tiếp theo.
đường bay

Trước đó, từ 8/1/2023, Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế với chuyến bay quốc tế thường lệ đến nước này. Nhưng danh sách tour du lịch đến nước này được công bố giữa tháng 2/2023 không có Việt Nam..

Điều này đã làm chậm kế hoạch khai thác của các hãng hàng không Việt Nam. Bởi ngay sau khi Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế từ 8/1, các hãng hàng không Việt Nam đều xây dựng kịch bản nối lại đường bay đến Trung Quốc để đón đầu sự phục hồi du lịch quốc tế giữa hai nước từ lịch bay mùa Hè 2023.

Tuy nhiên, với chính sách mới, các hãng hàng không Việt Nam phải tạm thời lùi thời hạn khai thác.

Trung Quốc là thị trường quốc tế lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ đứng sau thị trường Hàn Quốc) với lượng hành khách đi lại phần lớn là khách du lịch. 

Trước thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát (năm 2019), thị trường hàng không Việt Nam - Trung Quốc có 14 hãng hàng không hai nước khai thác trong đó 11 hãng hàng không Trung Quốc (gồm: Air China, China Eastern, China Southern, Hainan Airlines, Lucky Air, Sichuan Airlines, Xiamen Airlines, Okay Airways, Chongqing Airlines, Shenzhen Airlines và Donghai Airlines) khai thác 32 đường bay từ 14 điểm tại Trung Quốc đến 5 điểm tại Việt Nam (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang) với tổng tần suất đạt 240 chuyến/chiều/tuần. Phía Việt Nam có 4 hãng hàng không là: Vietnam Airlines, Jetstar (nay là Pacific Airlines) và Vietjet Air khai thác 72 đường bay từ 5 điểm tại Việt Nam (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang) đến 48 điểm tại Trung Quốc với tổng tần suất đạt 276 chuyến/chiều/tuần thường lệ và 145 chuyến/tuần/chiều không thường lệ (tổng cộng 421 chuyến/tuần).

Số liệu từ Cục Hàng không cũng cho biết, số lượng chuyến bay đi/đến trong hai tháng đầu năm 2023 đạt 78.800 chuyến, tăng 62,3% so với cùng kỳ năm 2022. Điều hành bay quá cảnh đạt 35.400 chuyến, tăng 79,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trong hai tháng đầu năm đạt 19,7 triệu khách, tăng 91,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách quốc tế đạt 4,7 triệu khách, tăng 1.959,9% so với cùng kỳ năm 2022. Khách nội địa đạt 14,8 triệu khách, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2022.

Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không trong hai tháng đạt 168.000 tấn, giảm 28,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hàng hóa quốc tế là 117.000 tấn, giảm 37,3% so với cùng kỳ năm 2022. Hàng hóa nội địa tăng trưởng 7,4% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 51.000 tấn.

Xem thêm

Rà soát giấy phép kinh doanh toàn bộ các hãng vận tải hàng không

Rà soát giấy phép kinh doanh toàn bộ các hãng vận tải hàng không

Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu Cục Hàng không rà soát giấy phép của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu đề xuất phương án xử lý đối với các doanh nghiệp không còn đáp ứng đủ điều kiện (nếu có) theo quy định...

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…