“Lùm xùm” tranh chấp nhà bà Tư Hường: Nam A Bank nói gì?

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank ) cho biết, việc tranh chấp giữa chồng và con trai bà Trần Thị Hường (nếu có) hoàn toàn là các quan hệ dân sự giữa cổ đông, không liên quan đến hoạt động kinh doanh củ
“Lùm xùm” tranh chấp nhà bà Tư Hường: Nam A Bank nói gì?

Trước vụ việc ông Nguyễn Chấn (96 tuổi), chồng của bà Trần Thị Hường (tên thường gọi là Tư Hường), người sáng lập Nam A Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu, công bố thông tin tố cáo con trai chiếm giữ hết tài sản của ông bà, giá trị khoảng 30.000 tỷ đồng có nhiều thông tin liên quan đến các tranh chấp cổ phần, cổ phiếu giữa các cổ đông của Nam A Bank .

Mới đây, ngân hàng đã phát đi thông cáo cho rằng, các tranh chấp trên (nếu có) hoàn toàn là các quan hệ dân sự giữa cổ đông, không liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng - một công ty đại chúng hoạt động công khai, minh bạch và tuân thủ tuyệt đối các quy định pháp luật hiện hành.

 "Quan hệ dân sự này không ảnh hưởng đến hoạt động của Nam Á Bank, lợi ích của khách hàng cũng như tình hình an ninh tiền tệ chung của hệ thống", Tồng giám đốc Trần Ngọc tâm nhấn mạnh.

Trước đó, chiều ngày 15/3, tại TP. HCM, ông Nguyễn Chấn, chồng bà Tư Hường tổ chức họp báo công bố thông tin tố cáo con trai chiếm giữ ngân hàng.

Tại đây, ông Nguyễn Chấn cho rằng, vào giữa năm 2016, bà Tư Hường bệnh nên có giao cho một người con trai thứ quản lý ngân hàng và Tập đoàn Hoàn Cầu, nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về vợ chồng ông.

Tuy nhiên sau đó, người con trai thứ của ông và một số cá nhân đã chiếm giữ hết tài sản của vợ chồng ông, giá trị khoảng 30.000 tỷ đồng.

Số tài sản này gồm cổ phiếu do Ngân hàng Nam Á phát hành, cổ phần tại các công ty trong hệ thống Tập đoàn Hoàn Cầu, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Ngoài ra, theo ông Chấn, các phần góp vốn, cổ phần trong Tập đoàn Hoàn Cầu (Công ty chính là Công ty TNHH Hoàn Cầu tại TP HCM và CTCP Hoàn Cầu tại Nha Trang) và các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp do ông nhờ người thân đứng tên, đều đã bị sang tên cho người khác để chiếm đoạt và phần lớn là do người làm công cũ tiếp tay với con trai thứ của ông chiếm giữ.

Hiện tại, ông Chấn đã gửi đơn tố cáo tới Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán Nhà nước... với mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Cơ cấu sở hữu cố doanh nhân Tư Hường  và những người liên quan trong gia đình biến động mạnh qua từng giai đoạn. Trong bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng của Ngân hàng Nam Á vào năm 2007, bà Tư Hường là cổ đông lớn thứ ba với tỷ lệ sở hữu 13,09%. Ông Nguyễn Chấn (chồng bà Tư Hường) và con trai Nguyễn Quốc Mỹ cũng là cổ đông lớn nắm giữ lần lượt 5,14% và 7,31% vốn cổ phần.

Tuy nhiên, đến năm 2015, số lượng cổ phiếu bà Tư Hường nắm giữ chỉ còn 0,47%, tương ứng 1,4 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu của ông Nguyễn Chấn và ông Nguyễn Quốc Mỹ cũng chỉ còn 0,82% và 4,31%.

Thay đổi lớn về cơ cấu cổ đông nhưng thực tế sở hữu của gia đình bà Tư Hường tại Ngân hàng Nam Á vẫn tương đối lớn. Hai cổ đông lớn gồm ông Nguyễn Quốc Toàn (con trai bà Tư Hường) và Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương trước đó do ông Toàn làm Chủ tịch HĐQT. Tỷ lệ sở hữu của hai cổ đông này lần lượt là 5% và 14,26%.

Ông Toàn cũng chính là người con trai mà ông Chấn đang “tố” đã lạm dụng sự tín nhiệm của gia đình chiếm giữ tài sản của vợ chồng ông.

Nếu bao gồm những cá nhân liên quan đến hai cổ đông lớn thì tổng sở hữu lên đến 26,89%, tương đương hơn 800 tỷ đồng tính theo mệnh giá. Khối tài sản của gia đình bà Tư Hường tại Nam Á có thể tiếp tục tăng mạnh khi ngân hàng này niêm yết trên HoSE theo kế hoạch trình ĐHĐCĐ thường niên vào cuối tháng này.

Bên cạnh Ngân hàng Nam Á, khối tài sản bà Tư Hường để lại cho gia đình còn là Tập đoàn Hoàn Cầu.

Doanh nghiệp này đang sở hữu hàng chục công ty bất động sản với loạt dự án lớn ở nhiều tỉnh, thành. Tập đoàn Hoàn Cầu do bà Tư Hường thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ 193 tỷ đồng. Đến năm 2015, đơn vị này tăng vốn điều lệ lên 1.170 tỷ đồng với gần 40 công ty thành viên tập trung chủ yếu tại Khánh Hòa, TP HCM, Đà Lạt, Đồng Nai,…

Sau nhiều lần chuyển giao cổ phần, hiện cơ cấu cổ đông của Tập đoàn Hoàn Cầu khá đặc biệt khi một cá nhân là ông Phan Đình tân sở hữu tới 99% cổ phần tại Tập đoàn (từ 30/7/2018).

Ông Phan Đình Tân sinh năm 1954, là người đã gắn bó với sự nghiệp kinh doanh của gia đình bà Tư Hường tại Hoàn Cầu và ngân hàng Nam Á từ những ngày đầu. Ông Tân giữ vị trí Tổng giám đốc của Hoàn Cầu trong phần lớn thời gian từ khi thành lập, ngoại trừ một khoảng thời gian gián đoạn nêu trên. Hiện tại ông Tân cũng là Phó Chủ tịch của Ngân hàng Nam Á.

>> Nam A Bank đặt mục tiêu lên sàn trong năm 2019

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...