Lún sâu trong lỗ, tương lai nào cho Gỗ Trường Thành?

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2018 của CTCP Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, lợi nhuận sau thuế của công ty ghi nhận lỗ thêm 68 tỷ đồng so với con số 737 tỷ đồng tự lập lên 805 tỷ đồng.
Lún sâu trong lỗ, tương lai nào cho Gỗ Trường Thành?

CTCP Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (mã: TTF) vừa công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2018 với nhiều con số chênh lệch so với BCTC tự lập.

Theo ý kiến của kiểm toán viên, BCTC hợp nhất của TTF đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính hợp nhất của Gỗ Trường Thành tại ngày 31/12/2018.

Theo đó, doanh thu thuần công ty ghi nhận tăng thêm 17 tỷ đồng lên 1.045 tỷ đồng, trong khi đó giá vốn hàng bán tăng thêm 85 tỷ đồng lên 1.458 tỷ đồng đã kéo theo lõ gộp lên 413 tỷ đồng, tăng hơn 69 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Theo giải trình của công ty, giá vốn hàng bán và dịch vụ tăng chủ yếu là do điều chỉnh bổ sung tăng giá vốn hàng tồn kho với số tiền là 45,9 tỷ đồng, trích lập dự phòng giảm giá rừng trồng với số tiền là 6,4 tỷ đồng và phân loại chi phí giá vốn bán đất vbào giá vốn hàng bán là 33,5 tỷ đồng.

Trong khi chi phí lãi vay giảm mạnh chỉ còn 85 tỷ đồng so với 179 tỷ đồng trước đó thì chi phí quản lý doanh nghiệp của Gỗ Trường Thành lại tăng 95 tỷ đồng lên 430 tỷ đồng do bổ sung hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi là 70 tỷ đồng và phân loại chi phí xóa sổ công nợ phải thu CTCP Nông Lâm Nghiệp Trường Thành và CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Trường Thành Đắk Nông.

Do vậy, Gỗ Trường Thành ghi nhận khoản lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh đến 950 tỷ đồng; lợi nhuận trước và sau thuế ghi nhận tăng thêm 68 tỷ đồng lên 805 tỷ đồng, nâng khoản lỗ lũy kế lên 2.128 tỷ đồng, suýt soát với mức vốn chủ sở hữu 2.146 tỷ đồng;  lợi nhuận sau thuế công ty mẹ lỗ 715 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng so với con số tự lập (653 tỷ đồng).

Sau kiểm toán, tổng tài sản của Gỗ Trường Thành tại ngày 31/12/2018 tăng thêm 385 tỷ đồng và ghi nhận tại mức 2.780 tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho giảm 371 tỷ đồng còn 1.056 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn tăng thêm 210 tỷ đồng; Nợ phải trả tại thời điểm cuối năm tăng thêm 456 tỷ đồng lên 2.760 tỷ đồng.

Còn nhớ, tại ĐHĐCĐ năm 2018, công ty đã thông qua kế hoạch SXKD năm 2018 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế khoảng 95,76 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 76,61 tỷ đồng cao gấp hơn 7 lần kết quả đạt được của năm 2017.

Cũng tại Đại hội, ông Mai Hữu Tín, chủ tịch HĐQT thẳng thắn sẽ chấp nhận thua lỗ để trích lập dự phòng, xử lý các vấn đề xấu. Tuy nhiên, đến năm 2019 khi mọi thứ đã được giải quyết, con số doanh thu dự kiến dao động khoảng 1.700 - 1.900 tỷ đồng và có lãi trở lại.

Tuy nhiên, với việc lỗ chồng lỗ như hiện nay thì mục tiêu năm 2019 có lãi trở lại là khá mong manh. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TTF đang được giao dịch tại mức giá dưới 4.000 đồng/cp và đang ở trong diện cảnh báo.

 >> Gỗ Trường Thành sáp nhập Sứ Thiên Thanh của bầu Thắng, tỷ lệ 8,21:1

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...