M&A ngân hàng: Rộng cửa cho nước ngoài!

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn theo đuổi mục tiêu tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém của Việt Nam. Việc “cởi trói” các quy định về xử lý nợ xấu, nới giới hạn sở hữu cho nước ngoài… sẽ tạo cơ hội hấ
M&A ngân hàng: Rộng cửa cho nước ngoài!

3 ngân hàng 0 đồng vào tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài

“Lấp lánh” ngân hàng 0 đồng

Sau hơn 2 năm rưỡi cơ cấu lại 3 ngân hàng yếu kém gồm VNCB, OceanBank, GPBank, đến giờ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông điệp về những cuộc “dạm ngõ” từ nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia, mua lại ngân hàng 0 đồng này.

Cuối tháng 7/2017, chia sẻ tại cuộc họp báo Diễn đàn M&A năm 2017, ông Bùi Huy Thọ - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN tiết lộ một ngân hàng nước ngoài ngỏ ý muốn mua lại 100% vốn OceanBank. Đến thời điểm đó, nhà đầu tư này đang thực hiện giai đoạn 2 trong quá trình soát xét, đánh giá mang tính toàn diện hoạt động của OceanBank.

“Nhà đầu tư nước ngoài lần này rất nghiêm túc với thương vụ và rất muốn quá trình này thực hiện thành công”, ông Thọ nhấn mạnh và gợi mở về khả năng Việt Nam sẽ có thêm một ngân hàng 100% vốn nước ngoài nếu thương vụ M&A này thành công.

Còn nhớ, tháng 10/2014, Cơ quan điều tra (Bộ Công An) đã khởi tố, bắt giam ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT OceanBank cùng hàng loạt lãnh đạo ngân hàng, công ty liên quan do có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quá trình điều hành. OceanBank có vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, song thời điểm đầu năm 2015, NHNN công bố nhà băng này đã bị thua lỗ âm vốn, không đủ mức vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng nên đã xử lý mua lại với giá 0 đồng, để cơ quan quản lý thực hiện tái cơ cấu bắt buộc. Từ đó đến nay, OceanBank hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của NHNN và sự hỗ trợ của Vietinbank, dần dần ổn định kinh doanh, khắc phục yếu kém, đảm bảo thanh khoản…

Thông tin tích cực là trong năm 2015-2016 và 6 tháng 2017, OceanBank đã có sự “lột xác” khi hoạt động kinh doanh có lãi trở lại sau thời gian chìm trong khủng hoảng, thua lỗ, mất thanh khoản. Lỗ luỹ kế đã được khắc phục dần, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 1.907 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017, OceanBank đặt chỉ tiêu tiền gửi khách hàng trên 30 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay khoảng gần 18 nghìn tỷ đồng.

Dù không công bố số liệu chi tiết, song ông Ngô Anh Tuấn, Tổng giám đốc OceanBank cho biết mảng cho vay bán lẻ có kết quả cao nhất, đạt 85% kế hoạch năm, huy động vốn tăng trưởng trở lại… Trong 6 tháng cuối năm, ngân hàng tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, khắc phục thua lỗ, cải thiện các chỉ số tài chính… và sẽ từng bước mở lại cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp.

Có thể thấy, Oceanbank đang có những chuyển biến tích cực hơn sau thời gian tái cơ cấu và đang trở nên “lấp lánh” hơn trong mắt của nhà đầu tư ngoại.

Sôi động sân chơi M&A

Hoạt động M&A ở lĩnh vực ngân hàng thời gian qua đã và đang thu hút sự quan tâm, gia nhập của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dù hầu hết các thương hiệu đều diễn ra lặng lẽ, ít ồn ào, song thị trường rất quan tâm tới việc bán cổ phần ngân hàng cho nước ngoài.

Trong nỗ lực mở “room” ngoại thận trọng, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng thương mại Việt Nam được nới lên 30%, trong đó một nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 20% vốn của ngân hàng. Đây là cơ hội để khối ngoại tham gia sâu hơn vào lĩnh vực ngân hàng còn nhiều tiềm năng tại Việt Nam.

Theo ông Bùi Huy Thọ, hiện có một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đặt vấn đề tìm hiểu tham gia tái cơ cấu 3 ngân hàng mua bắt buộc. Trong đó, hé mở khả năng M&A OceanBank để trở thành ngân hàng 100% vốn ngoại. Đây sẽ là bước tiến xa hơn về hướng đi cho các nhà băng yếu kém, ngân hàng 0 đồng có thể thu hút tiềm lực tài chính mạnh để “hồi sinh” nhanh chóng trong bối cảnh việc xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Làn sóng M&A cũng sôi động hơn ở khu vực ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoại khi ghi nhận những cuộc thoái lui. Đơn cử, đóng cửa, thanh lý các chi nhánh ngân hàng HSBC, ANZ, CBA… để tập trung vào ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam. Trong đó, CBA mong muốn chuyển giao tài sản, công nợ sang Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) mà CBA đang nắm 20% vốn cổ phần để tập trung vào vai trò cổ đông chiến lược của VIB. Việc chuyển giao tài sản, công nợ hiện đang được CBA tiến hành theo phương án chuyển giao đã trình NHNN.

Hay tháng 6/2017, Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam đã chuyển giao phần bán lẻ cho Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan). Hai bên đã có công văn đề nghị NHNN chấp thuận việc chuyển giao phần bán lẻ từ ANZVL sang Shinhan theo thỏa thuận đã ký kết và đang chờ phê duyệt.

Mới đây, HSBC cũng cho biết sẽ thoái vốn khỏi Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) để tập trung hoạt động của ngân hàng 100% vốn nước ngoài HSBC tại Việt Nam. Hiện, HSBC sở hữu 19,41% vốn điều lệ Techcombank, tương đương 172,32 triệu cổ phiếu, ước tính giá trị khoảng 5.000 tỷ đồng.

Techcombank đã xin ý kiến cổ đông hoãn kế hoạch tăng vốn lên 14.000 tỷ đồng trong năm 2017, để dành nguồn mua lại phần thoái vốn của HSBC làm cổ phiếu quỹ. Khoảng trống lớn HSBC sẽ là áp lực để tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài có đủ tiềm lực, phù hợp để đồng hành cùng ngân hàng.

Những cơ hội M&A ngân hàng sẽ còn rộng mở hơn khi Nghị quyết 42 của Chính phủ về xử lý nợ xấu được thực thi từ ngày 15/8/2017, giúp gỡ vướng những khó khăn về tài sản bảo đảm, quyền thu hồi nợ… Khi ngân hàng giải phóng được khối nợ xấu 230.000 đồng, cải thiện sức khoẻ tài chính tốt hơn thì sẽ càng trở nên “lấp lánh” có giá hơn trong mắt nhà đầu tư.

Trong giai đoạn 2016-2020, giải pháp cơ cấu ngân hàng sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các định chế tài chính nước ngoài nói riêng mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém của Việt Nam.

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần lành mạnh: NHNN tiếp tục thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện các tổ chức tín dụng thành các định chế có quy mô lớn và quản trị tốt hơn. Giải pháp M&A sẽ vẫn được NHNN khuyến khích các TCTD thực hiện.

 >> OceanBank tiếp tục kinh doanh có lãi trong 6 tháng đầu năm 2017

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...