Mirae Asset: Tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại trong năm 2023

Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) cho biết, kinh tế vĩ mô bất ổn và chi phí lãi vay tăng tác động giảm tăng trưởng tín dụng trong năm 2023.

Áp lực từ lạm phát và tỷ giá

Theo Mirae Asset với trần hạn mức tăng trưởng tín dụng mới vào cuối quý 3, dẫn đến tăng trưởng tín dụng theo quý thấp. Đến hết quý 3/2022, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 10,9% so với 2021, chỉ tăng 1,5% so với quý trước.

Các yếu tố vĩ mô bất lợi gia tăng áp lực lên các ngân hàng yếu. Trong 9 tháng năm 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng nhỏ không bắt kịp so với mặt bằng chung.

Sự khác biệt sẽ tiếp tục duy trì trong trung hạn bởi các yếu tố như: Bảng cân đối thiếu lành mạnh với khả năng sinh lời thấp; tệp khách hàng nhỏ và ngân sách hạn hẹp cho đầu tư công nghệ; và sức mạnh thương hiệu không cao đi kèm với mạng lưới hạn chế, dẫn đến khả năng huy động thấp cũng như khả năng thiếu thanh khoản.

Kinh tế vĩ mô bất ổn và chi phí lãi vay tăng tác động giảm tăng trưởng tín dụng trong năm 2023. Trước mắt, nền kinh tế VN đang phải đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát cao, chỉ số sản xuất thấp do nhu cầu xuất khẩu giảm, và đồng nội tệ suy yếu.

Ngoài ra, Mirae Asset cũng cho rằng các động thái thắt chặt cung tiền như rút tiền đồng qua kênh OMO và bán ngoại tệ nhằm kiềm chế biến động của tỷ giá, được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong ngắn hạn.

tín dụng
Trong 9 tháng năm 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng nhỏ không bắt kịp so với mặt bằng chung

Mặt khác, động thái tăng lãi suất điều hành hai lần tổng cộng 2%, khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới vẫn đang bỏ ngõ, và triển vọng kinh tế chưa quả khan khuyến khích cả doanh nghiệp lẫn cá nhân giảm đòn bẩy tài chính. Đặc biệt là vay nợ cho các nhu cầu như mở rộng kinh doanh hay mua sắn tài sản.

Dựa trên các yếu tố bất lợi đã đề cập, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao như các năm trước là 14%.

Thận trọng và chọn lọc hơn trong việc phân bổ tài sản

Mirae Asset nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn ảm đạm, dù nghị định 65 đã được ban hành. Trong giai đoạn 10 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng phát hành của TPDN đạt 265 nghìn tỷ, giảm 51.4% so với cùng kỳ.

Trong đó, tổng phát hành của các NHTM và các doanh nghiệp khác lần lượt đạt 136,1 nghìn tỷ và 128,6 nghìn tỷ, giảm 16% và 664% so với cùng kỳ.

Liên quan đến nghị định mới ban hành, các thay đổi chính bao gồm điều chỉnh quy định về công bố thông tin, mục đích cũng như việc sử dụng vốn được huy động, và thắt chặt hơn quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Nhìn chung, Mirae Asset đánh giá thị trường trái phiếu sẽ có nhiều biến động trong ngắn hạn, liên quan đến việc rà soát lại mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp đã và đang phát hành. Các hoạt động này sẽ là nền tảng cho việc phát triển bền vững của thị trường trái phiếu trong dài hạn.

"Theo nhận định của chúng tôi, tiềm năng phát triển của thị trường này vẫn rất lớn. Nếu so sánh với các nước trong cùng khu vực thì tỷ trọng TPDN trên GDP của nước ta hiện đang ở mức thấp với 15% (GDP đã điều chỉnh), trong khi Thái Lan đạt khoảng 97% hay Malaysia 58%", Mirae Asset nhận định.

Trong ngắn hạn, cho vay cá nhân sẽ là động lực cho tăng trưởng tín dụng. Do các bất ổn về kinh tế vĩ mô cũng như áp lực lạm phát, một bộ phận lớn cư dân sẽ có xu hướng hạn chế chi tiêu và tăng tiết kiệm cũng như tìm kiếm kênh đầu tư an toàn dài hạn.

Thêm vào đó, các ngân hàng cũng đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro tập trung; vì vậy, kênh tín dụng bán lẻ vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2023.

Gia tăng khoảng cách lãi suất với các nền kinh tế lớn

Mirae Asset cho biết, hai đợt tăng lãi suất trong 2 tháng liên tiếp. Đó là cuối tháng 10 2022, NHNN đã có đợt tăng lãi suất lần thứ 2 với 100bps, nhằm giảm áp lực từ tỷ giá cũng như suy giảm dự trữ ngoại hối.

Đến cuối tháng 10, giá trị đồng nội tệ đã giảm khoảng 9.1% sv. 2021 so với USD, trong khi dự trữ ngoại hối được dự báo giảm gần 20% so với mức đầu năm. Như vậy kể từ đầu năm 2022, lãi suất điều hành đã tăng 200bps, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng lãi suất của FED 100bps.

Do đó, nhiều khả năng NHNN sẽ tiếp tục tăng lãi suất. So với lãi suất điều hành (LSĐH) của Mỹ vốn đã vượt mức trước dịch Covid-19, mức LSĐH của Việt Nam chỉ mới ngang bằng so với trước dịch.

Bên cạnh đó, Fed vẫn đang có kế hoạch tăng LSĐH trong tháng 12 và chưa cho dấu hiệu dừng tăng lãi suất trong năm 2023. Vì vậy, NHNN sẽ rất khó để giữ nguyên mức lãi suất hiện tại do áp lực tỷ giá gia tăng. Ngoài ra, nhu cầu toàn cầu suy giảm ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu, gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn thu và dự trữ ngoại hối của Việt Nam.

Tình trạng khan tiền dẫn đến lãi suất huy động liên tục tăng. Trái ngược với tăng trưởng tín dụng cao, tăng trưởng tiền gửi vẫn ở mức thấp từ đầu năm, chỉ tăng 4.8% sv cuối năm 2021. Vì vậy, các NHTM đã phải đồng loạt tăng lãi suất huy động để thu hút dòng tiền nhàn rỗi.

Mirae Asset đánh giá, các NHTM lớn đáng có lợi thế trong vấn đề huy động tiền gửi. Do các sự kiện bất thường có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường TPDN cũng như NHTM tầm trung, sẽ có rào cản để các NHTM nhỏ và vừa có thể huy động từ thị trường tiền gửi.

Đặc biệt là các ngân hàng yếu hay chưa có sự nhận diện thương hiệu tốt. Lo ngại mất tiền gốc sẽ cần được bù đắp bởi mức lãi suất hợp lý.

Ngược lại, các ngân hàng lớn, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh sẽ có nhiều lợi thế trong việc huy động tiền gửi với mức chi phí huy động thấp hơn đáng kể. Chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa các NH quốc doanh và NHTM trong T11/2022 ở mức 2-3%.

Chỉ số thanh khoản tiếp tục suy giảm

Tiếp đó, là chỉ số thanh khoản bình quân của các ngân hàng niêm yết liên tục giảm trong 3 quý đầu năm. Sự mất cân đối giữa tăng trưởng tín dụng và tiền gửi đẩy tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) của các ngân hàng niêm yết lên mức cao trong 10 năm trở lại đây, tiệm cận mức trần là 85%.

Tuy nhiên, theo các ngân hàng thì tiền gửi đã ghi nhận sự hồi phục đáng kể từ cuối tháng 9/2022 nhờ vào mức lãi suất hấp dẫn hơn giai đoạn trước đó. Trong vòng 10 ngày cuối tháng 9, tăng trưởng tiền gửi tăng từ mức 4% sv 2021 lên 4.8% cuối quý 3, theo số liệu thống kê.

"Chúng tôi kỳ vọng tiền gửi sẽ tăng trưởng tốt hơn tín dụng trong quý 4/2022 và năm 2023. Dựa trên các giả định sau: Lãi suất tiếp tục tăng trong ngắn hạn; và quá trình cơ cấu lại danh mục đầu tư từ các tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu và trái phiếu sang tiền gửi.

Nhìn chung, với kỳ vọng tăng trưởng tiền gửi phục hồi sẽ phần nào giảm bớt căng thẳng thanh khoản của ngành nói chung", Mirae Asset nhận định.

Ngoài ra, tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (SFMLL) ở mức cao tại một số ngân hàng. Dưới tình trạng thiếu thanh khoản của thị trường tiền tệ kéo dài từ đầu năm, ngành ngân hàng nói chung khó huy động được tiền gửi khi duy trì môi trường lãi suất thấp.

Trong khi đó, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của các phân khúc như tín dụng cá nhân hay sản xuất tương đối thấp trong khi cho vay dài dạn ghi nhận mức tăng trưởng cao. Vì vậy, vẫn có khả năng một vài ngân hàng không đạt tỷ lệ này trước thời hạn quy định.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng hàng đầu tăng nhẹ trong 9 tháng đầu năm 2022 nhờ lợi nhuận vẫn tăng trưởng tốt. Ngoài ra, một vài ngân hàng đang tiến hành nghiên cứu và áp dụng tiêu chuẩn Basel III như VIB, VCB, TPB, MSB, và SSB.

Xem thêm

Nới room tín dụng, chứng khoán có "up trend"?

Nới room tín dụng, chứng khoán có "up trend"?

Quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng (room) thêm 1,5 - 2% của NHNN đang tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tính tích cực này có kéo dài?

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng trở lại trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, gây không ít bất ngờ cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp...

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.