Mô hình làm việc kết hợp giúp nâng cao năng suất của người lao động Việt Nam

Theo một nghiên cứu toàn cầu mới của Cisco, mô hình làm việc kết hợp đã cải thiện phúc lợi tổng thể, cân bằng giữa công việc và cuộc sống và nâng cao hiệu suất của người lao động tại Việt Nam.

Năng suất làm việc cao hơn của nhân viên đã đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức, song vẫn còn nhiều việc cần làm để xây dựng văn hóa hòa nhập và sắp xếp mô hình làm việc kết hợp nhằm gia tăng mức độ sẵn sàng và nâng cao trải nghiệm của nhân viên.

Báo cáo của Cisco với tên gọi “Người lao động đã sẵn sàng cho mô hình làm việc kết hợp, còn bạn?” được thực hiện thông qua cuộc khảo sát với 28.000 nhân viên từ 27 quốc gia, bao gồm hơn 1.050 người từ Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy 70% người lao động tại Việt Nam tin rằng chất lượng công việc đã được cải thiện. 67% người được hỏi cảm thấy năng suất của họ đã được nâng cao. Trên hết, 84% người tham gia khảo sát cho biết, dù làm việc từ xa, họ vẫn có thể đảm bảo hiệu quả công việc tốt như khi làm việc trực tiếp tại văn phòng. Tuy nhiên, chỉ có 37% người lao động Việt Nam cho rằng công ty của họ đã thực sự “chuẩn bị kỹ lưỡng” cho một tương lai làm việc kết hợp.

Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam chia sẻ: “Hai năm vừa qua đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận công việc: Dù làm việc ở đâu, quan trọng là chúng ta làm những gì. Trong thời kỳ bình thường mới, người lao động và người sử dụng lao động tại Việt Nam đang được hưởng những lợi ích hữu hình từ mô hình làm việc kết hợp, từ việc cải thiện phúc lợi của người lao động cho đến gia tăng năng suất và hiệu suất công việc. Tuy nhiên, mô hình làm việc kết hợp không chỉ hỗ trợ việc quay trở lại văn phòng một cách an toàn. Các nhà lãnh đạo cần xem xét lại cách nuôi dưỡng một nền văn hóa hội nhập, đặt nhân viên cùng kinh nghiệm, sự gắn kết và phúc lợi của họ làm trọng tâm, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng và an ninh bảo mật để mang đến cho nhân viên trải nghiệm làm việc xuyên suốt, an toàn và hội nhập.”

Mô hình làm việc kết hợp đã cải thiện phúc lợi tổng thể của nhân viên

Nghiên cứu của Cisco đã đánh giá tác động của phương thức làm việc kết hợp tới 05 khía cạnh của phúc lợi: cảm xúc, tài chính, tinh thần, thể chất và gắn kết xã hội. Đa số (85%) cho rằng làm việc kết hợp và từ xa đã giúp nhiều khía cạnh thể chất của họ được cải thiện.

Thời gian làm việc từ xa đã cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho 88% người lao động tại Việt Nam. Lịch làm việc linh hoạt hơn (71%) và thời gian di chuyển giảm đi đáng kể hoặc không phải di chuyển (55%) đã góp phần cải thiện điều này. Hơn ¾ số người trả lời khảo sát (76%) tiết kiệm được ít nhất 4 tiếng mỗi tuần khi họ làm việc tại nhà và 31% đã tiết kiệm được 8 tiếng trở lên mỗi tuần.

89% người lao động Việt Nam cũng cho biết tình hình tài chính của họ đã được cải thiện với khoản tiết kiệm trung bình 178.093.000 đồng (US$7,696) một năm. 93% người được hỏi đánh giá tiết kiệm nhiên liệu và/hoặc chi phí di chuyển thuộc nhóm những khoản họ tiết kiệm được nhiều nhất, sau đó là giảm chi tiêu vào thực phẩm và giải trí (75%). Hơn 8/10 (89%) tin rằng họ có thể duy trì những khoản tiết kiệm này trong dài hạn và 82% sẽ cân nhắc tới những khoản tiết kiệm này khi họ có ý định chuyển việc.

Ngoài ra, 86% người trả lời tin rằng sức khỏe thể chất của họ đã được cải thiện khi làm việc từ xa. Tương tự, 88% cho biết làm việc kết hợp đã có tác động tích cực tới thói quen ăn uống của họ.

Đa số (91%) cho biết làm việc từ xa đã giúp củng cố các mối quan hệ gia đình và 61% số người được khảo sát nhận thấy các mối quan hệ với bạn bè của họ đã trở nên tốt đẹp hơn.

Sự tin tưởng và minh bạch là chìa khóa để xây dựng một tương lai làm việc kết hợp thành công

Với nhận định “Làm việc kết hợp là xu hướng của tương lai”, 76% người lao động tại Việt Nam cho biết họ muốn có sự kết hợp hài hòa giữa mô hình làm việc kết hợp từ xa và tại văn phòng trong tương lai, so với mô hình làm việc hoàn toàn từ xa (19%) và hoàn toàn tại văn phòng (4%).

Tuy nhiên, các phong cách làm việc khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự hòa nhập và gắn kết. Hơn 7 trong số 10 (72%) người Việt Nam được hỏi tin rằng hành vi quản lý vi mô ngày càng xuất hiện nhiều khi triển khai làm việc kết hợp và làm việc từ xa. Sự thiếu tin tưởng từ các nhà quản lý rằng nhân viên của họ có thể làm việc hiệu quả là một vấn đề đáng quan ngại trong trải nghiệm làm việc.

Đồng thời, công nghệ sẽ vẫn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tương lai với lực lượng lao động ngày càng đa dạng và phân tán. 81% người được hỏi tin rằng việc thường xuyên gặp các vấn đề về kết nối là một trở ngại đối với những người làm việc từ xa. Do đó, 93% cho rằng cơ sở hạ tầng mạng là điều kiện thiết yếu để có trải nghiệm liền mạch khi làm việc tại nhà, khoảng 20% cho biết công ty của họ vẫn cần có cơ sở hạ tầng mạng phù hợp.

83% người trả lời tại Việt Nam tin rằng an ninh mạng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo mô hình làm việc kết hợp được triển khai an toàn, và 73% cho biết tổ chức của họ hiện đã có đủ năng lực và giao thức phù hợp. Chỉ 72% cho rằng tất cả các nhân viên trong công ty hiểu được những rủi ro an ninh mạng liên quan đến làm việc kết hợp và 79% nghĩ rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã quen với việc ứng phó các rủi ro đó.

“Công nghệ là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng trong môi trường làm việc kết hợp và nó cần được củng cố bởi bảo mật đầu cuối tích hợp. Các tổ chức nên đặt khả năng bảo mật mạnh mẽ là ưu tiên hàng đầu, làm nền tảng cho mọi nỗ lực số hóa và đảm bảo rằng an ninh mạng là cốt lõi trong kiến trúc công nghệ của họ. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người dùng và thiết bị kết nối vào các ứng dụng của công ty khiến cho bề mặt tấn công bị mở rộng, các tổ chức cần phải tăng cường bảo mật và xây dựng hàng rào phòng vệ tốt hơn, thông qua việc cho phép truy cập an toàn và bảo vệ người dùng cũng như thiết bị đầu cuối trong hệ thống mạng và đám mây”, Juan Huat Koo, Giám đốc An ninh mạng của Cisco ASEAN cho biết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...