Mới có 3 dự án nhà ở xã hội được "nhờ" gói tín dụng 120.000 tỷ, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ triển khai

Thủ tướng cho rằng tiếp cận tín dụng, thị trường bất động sản vẫn khó khăn, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội cần phải thúc đẩy...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023.

Trong phiên họp, Thủ tướng đánh giá các mục tiêu đã đề ra trong 11 tháng qua cơ bản được thực hiện tốt. Cụ thể, kinh tế vĩ mô được giữ vững trong điều kiện kinh tế thế giới bấp bênh, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy trên cả 3 lĩnh vực (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).

Ngoài ra, đời sống nhân dân được nâng lên, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đối ngoại tiếp tục là điểm sáng. Đoàn kết, thống nhất, niềm tin của nhân dân được củng cố và tăng cường.

Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công tốt. Thu ngân sách Nhà nước lúc đầu dự báo khó khăn nhưng nhờ thực hiện số hoá, chỉ đạo quyết liệt "thu đúng, thu đủ, thu kịp thời" nên đến nay đã đạt 95% dự toán, mặc dù vẫn giảm thuế kịp thời.

Bên cạnh những kết quả tích cực, Thủ tướng cho rằng tiếp cận tín dụng, thị trường bất động sản vẫn khó khăn, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội cần phải thúc đẩy.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là gói vay ưu đãi dành cho các dự án nhà ở xã hội, giúp đối tượng thu nhập thấp có thể sở hữu nhà. Tuy nhiên, kể từ khi gói tín dụng này đi vào thực hiện tốc độ giải ngân vẫn còn khá chậm, chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội đã được giải ngân sau khoảng nửa năm thực hiện.

Trước đó, theo Ngân hàng Nhà nước, nguyên nhân khiến gói tín dụng chậm giải ngân do còn vướng nhiều rào cản. Thứ nhất là vướng mắc về thủ tục đầu tư kéo dài, nhất là bước về giao đất.

Thứ hai là số lượng dự án đáp ứng đủ điều kiện cho vay không nhiều. Trong 54 dự án thuộc danh mục được các địa phương báo cáo, 55% không có nhu cầu vay vốn, 20% chưa đủ điều kiện vay vốn, còn lại đang chờ các ngân hàng thương mại thẩm định.

Để tiếp tục thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ 120.000 tỷ, Ngân hàng Nhà nước trước đó đã đề xuất các bộ, ngành, địa phương tập trung ưu tiên giải quyết vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đầu tư, thủ tục đấu thầu, nhất là đối với các dự án nhà ở xã hội. Từ đó, ngân hàng thương mại có cơ sở xem xét, cho vay thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ dành cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay chỉ có 20 địa phương công bố danh mục 52 dự án đủ điều kiện vay theo chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 25.884 tỷ đồng. Như vậy, còn 43 địa phương vẫn đang tổng hợp danh sách dự án có nhu cầu vay vốn theo chương trình này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…