Mỗi tuần một cổ phiếu: Đằng sau đà tăng bất chấp của QCG

Tính đến phiên giao dịch sáng ngày 17/3, cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai ghi nhận phiên tăng trần thứ 14 và phiên tăng giá liên tiếp thứ 16 bất chấp thị trường chung chìm trong sắc đỏ.
Mỗi tuần một cổ phiếu: Đằng sau đà tăng bất chấp của QCG

Theo đó, thị giá của QCG tăng giừ 3.570 đồng/cp lên 9.540 đồng/cp, tương đương 167,2%. Trong thời gian này, trung bình 1 triệu cổ phiếu QCG được sang tay mỗi phiên và tất cả đều được khớp lệnh qua sàn.

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh trong bối cảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2019 chưa có nhiều tín hiệu khả quan khi lợi nhuận sau thuế giảm 20% còn 81 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong tháng 2, xuất hiện các thông tin quan trọng hỗ trợ QCG. Đầu tiên, cổ phiếu QCG được đưa ra khỏi diện cảnh báo vào đầu tháng 2 sau khi doanh nghiệp khắc phục những vi phạm trong việc công bố thông tin.

Quan trọng hơn, đà tăng mạnh của QCG bắt đầu sau hội nghị đối thoại giữa các doanh nghiệp bất động sản với lãnh đạo TP.HCM vào cuối tháng 2. Tại đây, lãnh đạo TP.HCM đã bày tỏ quyết tâm sẽ sớm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về pháp lý cho các doanh nghiệp.

Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch kiêm CEO Quốc Cường Gia Lai - cho biết Công ty hiện có 6 dự án bất động sản đang bị ách tắc, gây thiệt hại lớn. Đặc biệt là dự án Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP.HCM), nhiều giấy tờ pháp lý đã hết hạn, đối tác nước ngoài bắt đầu nản và có ý định rút vốn.

Được biết, dự án Phước Kiển có diện tích 91ha, dự kiến mang lại doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng cho Quốc Cường Gia Lai (khoảng 60.000-70.000 tỷ). Dự án được UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư từ 2017, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 từ tháng 4/2017 tuy nhiên đến nay doanh nghiệp vẫn chưa được giao đất để thực hiện.

Đến năm 2019, Quốc Cường Gia Lai cho hay đã nhiều lần gửi văn bản đến Sở Tài nguyên Môi trường để xin giao đất, tuy nhiên không được chấp thuận. Nguyên nhân theo bà Loan là do dự án có quỹ đất hỗn hợp, trong đó có phần đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng nên Công ty phải quay lại Sở Kế hoạch Đầu tư để làm lại các bước thủ tục từ đầu.

Là dự án mang tính quyết định, Phước Kiển hiện đang chiếm phần lớn giá trị tai hàng tồn kho doanh nghiệp.

Tính tới ngày 31/12/2019, QCG ghi nhận tồn kho dự án bất động sản là 8.033 tỷ đồng, chiếm hơn 70% tổng tài sản. Song song, Công ty đang ghi nhận tiền của Sunny cho dự án Phước Kiển 2.883 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, theo ghi nhận tính tại thời điểm cuối năm 2019, giá trị sổ sách của cổ phiếu QCG lên tới 15.619 đồng/cp, trong khi đó, mặc dù tăng trần 8 phiên liên tiếp nhưng giá cổ phiếu này hiện chỉ mới dừng lại tại 5.580 đồng/cp khi kết phiên 5/3. Đây cũng có thể là một tác nhân giúp nhà đầu tư kỳ vọng cổ phiếu QCG sẽ tiếp tục tăng cao.

Trước đó, vào năm 2017, cổ phiếu QCG đã có một nhịp tăng mạnh từ vùng giá 4.400 đồng/cp lên gần 28.000 đồng/cp nhờ vào việc doanh nghiệp kỳ vọng sẽ triển khai được dự án Phước Kiển khi có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và được phê duyệt triển khai.

Tuy nhiên có một thực tế đáng chú ý hiện nay là sự thành hay bại của Quốc Cường Gia Lai phụ thuộc rất lớn vào dự án Phước Kiển có hoàn thành thủ tục giải phóng mặt bằng và pháp lý hay không. Vướng mắc về giải phóng mặt bằng phụ thuộc vào quá trình đàm phán của Quốc Cường Gia Lai và người dân, ít liên quan đến cơ quan chức năng và công ty đã tắc ở khâu này nhiều năm nay.

Ngoài ra, với Quốc Cường Gia Lai còn có một khoản nợ 1.042 tỷ đồng của 9 cá nhân và tổ chức liên quan. Cụ thể, cá nhân cho công ty mượn tiền nhiều nhất là Lầu Đức Duy 412 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Quốc Cường 193 tỷ đồng… cho thấy các giao dịch khó lường nội bộ công ty.

 Trong khi đó, do đặc điểm là công ty gia đình, nên việc quản trị doanh nghiệp không được đánh giá cao, kết quả kinh doanh và sự đi xuống của doanh nghiệp mấy năm qua cũng một phần vì sự thiếu hiệu quả trong mô hình gia đình như vậy.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...