Moody’s nâng đánh giá tín nhiệm một loạt ngân hàng Việt Nam

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service ngày 14/8 tiến hành nâng hạng một số đánh giá đối với 14 ngân hàng thương mại của Việt Nam, sau khi nâng điểm tín nhiệm quốc gia của Việt Nam cách
Moody’s nâng đánh giá tín nhiệm một loạt ngân hàng Việt Nam

Tuyên bố của Moody’s cho biết tổ chức này đã nâng định hạng tín nhiệm tiền gửi và nhà phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn đối với ba ngân hàng Vietcombank, BIDV và VietinBank.

Ngoài ra, Moody’s cũng nâng định hạng rủi ro đối tác (CRR) và đánh giá rủi ro đối tác (CRA) dài hạn của VietinBank và BIDV, đồng thời giữ nguyên các đánh giá này đối với Vietcombank.

Đối với các ngân hàng ACB, Quân đội, và Techcombank, Moody’s nâng định hạng tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ dài hạn. Các đánh giá khác đối với ba ngân hàng này được Moody’s giữ nguyên.

5 ngân hàng khác được Moody’s nâng định hạng tín nhiệm tiền gửi và nhà phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn gồm An Bình (ABB), Liên Việt, TPBank, VIB, và VP Bank. Các đánh giá khác đối với các ngân hàng này được Moody’s giữ nguyên.

Bên cạnh đó, Moody’s cũng nâng các đánh giá CRR và CRA dài hạn cho các ngân hàng SHB, HDBank, và OCB. Các đánh giá khác đối với ba ngân hàng này được duy trì.

Triển vọng đối với định hạng tín nhiệm tiền gửi và nhà phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ của 8 ngân hàng gồm Vietcombak, BIDV, VietinBank, ABB, Liên Việt, TPBank, VIB và VP Bank được Moody’s chuyển sang ‘ổn định’ từ ‘tích cực’.

Động thái điều chỉnh đánh giá đối với 14 ngân hàng Việt Nam được Moody’s đưa ra sau khi tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới này nâng điểm tín nhiệm quốc gia của Việt Nam một bậc lên Ba3 từ B1 vào hôm 10/8, kèm triển vọng ‘ổn định’.

Đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) và BCA đã điều chỉnh của 14 ngân hàng nói trên không thay đổi trong đợt điều chỉnh đánh giá này của Moody’s - tuyên bố cho hay.

Trong đợt này, Moody’s không có sự điều chỉnh nào đối với hai ngân hàng còn lại trong danh sách các ngân hàng Việt Nam được tổ chức này đánh giá tín nhiệm, là Sacombank và Maritime Bank.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…