Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Dù hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng cảng biển, một ngành được kỳ vọng đóng vai trò trụ cột trong chiến lược logistics quốc gia, Công ty Cổ phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (mã chứng khoán: PAP) lại đang đối mặt với hàng loạt bất ổn, từ sai phạm trong công bố thông tin đến tình hình tài chính bết bát.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với PAP với tổng số tiền lên tới 327,5 triệu đồng, vì ba hành vi vi phạm nghiêm trọng.

Thứ nhất, công ty bị phạt 15 triệu đồng do không quy định trong quy chế nội bộ về quản trị công ty việc áp dụng công nghệ hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu tại đại hội cổ đông bằng hình thức trực tuyến hoặc điện tử.

Thứ hai, vi phạm nghiêm trọng hơn là các giao dịch với cổ đông, người quản lý và các bên liên quan mà không được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua, khiến công ty bị phạt tới 137,5 triệu đồng.

Cụ thể, năm 2024, PAP vay tiền từ Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng KCN Nhơn Trạch 6A, một đơn vị có liên quan đến người nội bộ của công ty. Ngoài ra, trong giai đoạn từ 2023 đến đầu năm 2025, PAP còn cấp hàng loạt khoản vay lớn cho các tổ chức có liên quan tới cổ đông như Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Vật liệu xây dựng Sài Gòn hay Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Tâm Thành Tài, với tổng số tiền lên tới hơn 63 tỷ đồng.

Nghiêm trọng nhất, PAP bị phạt 175 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch về số tiền sử dụng cho các gói thầu GS1, GS2 và các gói mua sắm tại các báo cáo tiến độ sử dụng vốn được gửi đến cơ quan chức năng trong năm 2023 và 2024. Sai lệch trong công bố thông tin là một hành vi gây tổn hại trực tiếp đến quyền lợi cổ đông và tính minh bạch của thị trường. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu PAP buộc phải cải chính hoặc hủy bỏ các thông tin sai lệch này.

Vi phạm chưa dừng lại ở khía cạnh quản trị và công bố thông tin, hoạt động kinh doanh của Cảng Phước An trong quý 1/2025 cũng khiến giới đầu tư không khỏi lo ngại. Dù đã ghi nhận doanh thu 13,69 tỷ đồng cải thiện so với cùng kỳ không ghi nhận, nhưng PAP vẫn báo lỗ sau thuế lên tới 122,6 tỷ đồng, tăng gấp 82 lần so với mức lỗ 1,49 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân chính đến từ việc công ty kinh doanh dưới giá vốn, dẫn tới lợi nhuận gộp âm 53,16 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí tài chính tăng vọt lên 62,81 tỷ đồng, trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tiêu tốn 9,37 tỷ đồng, khiến bài toán lợi nhuận trở nên bất khả thi.

Tính đến cuối quý 1/2025, lỗ luỹ kế của PAP đã vượt ngưỡng 153,8 tỷ đồng, tương đương 6,6% vốn điều lệ, đẩy doanh nghiệp này đến gần hơn với ngưỡng báo động.

Điểm đáng lo ngại không kém là cấu trúc tài chính rủi ro cao của PAP. Dù tổng tài sản đến ngày 31/3/2025 tăng 7,8% so với đầu năm (đạt 7.677,2 tỷ đồng), nhưng nợ vay cũng tăng mạnh. Tổng dư nợ vay ngắn và dài hạn đã lên tới 3.556,3 tỷ đồng, tăng 282,9 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương 1524% vốn chủ sở hữu.

Trong đó, nợ vay dài hạn chiếm phần lớn với 3.365,5 tỷ đồng, còn nợ ngắn hạn là 190,8 tỷ đồng. Về tài sản, PAP đang sở hữu 4.024,3 tỷ đồng tài sản cố định (chiếm 52,4% tổng tài sản) và 2.345,3 tỷ đồng tài sản dở dang dài hạn (chiếm 30,5%). Tuy nhiên, những khoản này chưa thể tạo ra dòng tiền ngay, trong khi áp lực nợ vẫn liên tục tăng.

anh-chup-man-hinh-2025-05-23-luc-190001.jpg
Diễn biến cổ phiếu PAP trong thời gian qua

Trái với các chỉ số tài chính tiêu cực, cổ phiếu PAP trong phiên giao dịch ngày 23/4 bất ngờ tăng trần 7,28% lên 28.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, điểm nghẽn nằm ở chỗ khối lượng giao dịch chỉ đạt vỏn vẹn 3.900 cổ phiếu, một con số quá khiêm tốn. Thực tế, trong quý 1/2025, cổ phiếu PAP đã giảm tới 30% giá trị.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...