Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội

Khoảng 18h20 tối nay, tại Hà Nội bắt đầu đổ mưa to do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 sắp đổ bộ vào. Mưa lớn đúng giờ tan tầm khiến các tuyến đường nội đô kẹt cứng phương tiện. Do gió lớn, hàng
Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội

Khoảng 18h20 tối nay, tại Hà Nội bắt đầu đổ mưa to do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 sắp đổ bộ vào.Mưa lớn đúng giờ tan tầm khiến các tuyến đường nội đô kẹt cứng phương tiện. Do gió lớn, hàng loạt người điều khiển xe máy không thể di chuyển, phải dừng bên đường để trú tránh.

Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 1

Đường Nguyễn Phong Sắc lụt thành sông, nước ngập ngang nửa người đi xe máy. Trong khi đó, đường trên cao nước mưa không thoát kịp.

Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 3
Ảnh: Trần Thường
Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 4
 
Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 6

Chị Lan Oanh (Xã Đàn, Đống Đa) cho biết, vừa ra khỏi cơ quan được khoảng 100m đã phải quay lại cơ quan do gió to, mưa lớn không thể di chuyển.Nhiều người đã chọn phương án gọi taxi về nhà, tuy nhiên khi khách hàng gọi điện, tất cả các hãng đều xin lỗi không thể điều được xe vì tắc đường không thể di chuyển.Chị Mai Anh (Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm) cho biết, chị đã chấp nhận gọi Grab và Uber taxi với giá gấp 3-5 lần bình thường những vẫn không gọi được xe.

Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 9
Các phương tiện kẹt cứng trên đường. Ảnh: Duy Khánh
Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 10
Nhà dân phường Mộ Lao bị ngập sâu. Ảnh: Thúy Tình
Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 11
Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 15
Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 19
Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 24
Mưa dữ dội, lụt, tắc khắp Hà Nội ảnh 26
Một cây xanh bật gốc ở Phố Huế (Ảnh: Thanh Hùng)
Thủ tướng: Đừng để bão qua ngày rưỡi rồi mà chưa có điệnChiều 18/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ về công tác dự báo bão và chỉ đạo việc phòng chống bão số 3.Bão số 3 được dự báo là cơn bão mạnh, đi nhanh, đi sâu và hoàn lưu có thể kéo dài. Chỉ đạo phòng chống bão số 3, Thủ tướng nhấn mạnh, ngoài các tỉnh ven biển là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh, TP phía trong như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương đều phải cảnh giác.Bên cạnh đó, đường đi của bão cũng có thể thay đổi. Dự báo cho thấy đây là tháng triều cường, nước có thể dâng đến trên 4m, các đê có nguy cơ rất dễ vỡ và gây tác hại lớn. Do đó, cần có biện pháp ứng cứu đối với một số đoạn đê xung yếu.Lo lắng mưa lớn có thể xảy ra gây ngập sâu, Thủ tướng lưu ý công tác cấp điện phải thường xuyên, bảo đảm các trung tâm, trạm bơm tiêu úng hoạt động tốt.“Cần thiết thì đặt một số trạm bơm trung gian chạy bằng dầu để hỗ trợ một số vùng có nguy cơ ngập kéo dài gây chia cắt. Do đó, ngành điện cần có sự chủ động, ứng trực, xử lý kịp thời. Đừng để bão đã qua một ngày rưỡi rồi mà chưa có điện”, Thủ tướng nêu rõ.Cùng với đó, phải lưu ý tình trạng mưa lũ có thể gây sạt lở đất lớn, có thể cả quả đồi, cả một ngôi làng, đe dọa tính mạng người dân.Nhấn mạnh bảo vệ tính mạng con người mục tiêu vô cùng quan trọng khi thiên tai xảy ra, Thủ tướng yêu cầu, khi chưa xảy ra bão thì phải chỉ đạo sớm, giữ nhà cửa, cứu lúa, cảnh giác lở đất, an toàn hồ đập, mọi ngành, kể cả hàng không, đều phải có phương án ứng phó.Trên tinh thần chỉ đạo thường xuyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đã cử 3 Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo một số bộ trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo tại các địa phương trọng điểm.“Phải dự báo đến các ngành, người dân đây là bão lớn, giật cấp 12-14. Khi cần thiết phải di dời dân. Và cần thiết, từ ngày mai các cấp các ngành dừng mọi cuộc họp không cần thiết để dành thời gian chỉ đạo bão số 3. Tất cả các địa phương sẵn sàng ứng cứu các điểm xung yếu, nguy hiểm. Vì tôi đã tới các điểm đê xung yếu và thấy nếu tiếp tục chảy xiết thì sẽ vỡ luôn”, Thủ tướng cảnh báo.
 

Theo VNN

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…