Muốn 4 bệnh viện lớn tự chủ tài chính để tiết kiệm hơn 1.100 tỷ đồng ngân sách

Khi 4 bệnh viện lớn gồm Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy và Bệnh viện K Trung ương thực hiện tự chủ hoàn toàn, sẽ có khoảng 11.506 người không phải dùng ngân sách Nhà nước để trả lương, tương đương khoảng
Muốn 4 bệnh viện lớn tự chủ tài chính để tiết kiệm hơn 1.100 tỷ đồng ngân sách

Đây là thông tin do ông Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Bộ Y tế cho biết tại Hội nghị công tác tổ chức cán bộ ngành y tế năm 2019 tổ chức ngày 24/7.

Theo ông Phạm Văn Tác, 4 bệnh viện lớn này sẽ thực hiện tự chủ hoàn toàn theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ. Hiện, Bộ Y tế đã thẩm định 4 đề án tự chủ của 4 bệnh viện và đã trình Thủ tướng Chính phủ.

Ông Phạm Văn Tác cũng cho biết, đối với hoạt động thực hiện cơ chế tự chủ kinh phí chi thường xuyên, có khoảng 35.000 biên chế không phải chi lương từ ngân sách nhà nước, giảm chi từ ngân sách khoảng 2.520 tỷ/năm. Việc tự chủ ở 51 tỉnh, thành phố đã giảm chi ngân sách nhà nước khoảng 14.682 tỷ đồng.

"Riêng từ đầu năm 2019 đến nay có thêm 29 đơn vị (tăng 4 đơn vị số với năm 2018) thực hiện tự chủ kinh phí thường xuyên.

Đối với tổ chức bộ máy Trung ương ngành y tế, hiện tại, Bộ Y tế có Đảng ủy Bộ Y tế và 20 tổ chức hành chính gồm 8 Vụ, 9 Cục, 1 Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ. Số lượng phòng trong các Vụ, Cục của Bộ được sắp xếp, thu gọn từ 94 cuống còn 59 phòng (giảm được 35 phòng, tương đương 37,2% và giảm 105 cán bộ lãnh đạo cấp phòng).

Bộ có 82 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ chỉ quản lý một số bệnh viện đầu ngành là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược và một số bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện hạng đặc biệt. Dự kiến, khi thực hiện lộ trình trên, Bộ Y tế chỉ quản lý trực tiếp khoảng 20 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Về quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức, vị trí việc làm, Bộ đã thực hiện lộ trình tinh giản biên chế từ năm 2016, mỗi năm giảm 1,6-2%, đến năm 2021 đạt tỉ lệ giảm 10% biên chế hành chính so với năm 2015. Hằng năm, các đơn vị thuộc Bộ chỉ tuyển dụng 50% số biên chế công chức đã giảm (do thực hiện chính sách tinh giản biên chế và do nghỉ hưu, thôi việc).

Tính đến 31/12/2018, ngành y tế có 19.829 viên chức; 5.697 hợp đồng lao động chuyên môn (Bộ Nội vụ giao năm 2018: 20.877 biên chế viên chức). Số lượng lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, tính đến ngày 31/12/2018 có 1.351; Bộ Nội vụ giao 2018 là 1.447 hợp đồng lao động.

Ngành y tế cũng đã thực hiện thống nhất mô hình Trung tâm y tế đa chức năng, đã có 44 tỉnh (khoảng 475 huyện) sáp nhập Trung tâm dân số và Trung tâm y tế huyện. Tương đương vị trí lãnh đạo giảm 2.220 người, tương ứng giảm chi khoảng 910.966 tỷ/năm.

Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ cũng cho biết, có 100% các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ đã được phê duyệt Đề án vị trí việc làm, trong đó, tỉ lệ cơ cấu viên chức chuyên môn chiếm trên 65% để bảo đảm thực hiện cải cách hành chính, tăng cường chất lượng nhân lực có trình độ chuyên môn.

Trong thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tích cực triển khai xây dựng danh mục vị trí việc làm ngành y tế; vị trí việc làm của các đơn vị hành chính trong ngành y tế.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…