Mỹ: Niềm tin người tiêu dùng xuống mức thấp nhất trong 9 tháng

Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ vào tháng 4 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng do lo lắng về nguy cơ nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái trong năm nay…
Niềm tin người tiêu dùng

Trong một vài tháng qua, người tiêu dùng Mỹ đã thể hiện khả năng bền bỉ bất chấp lạm phát cao và lãi suất tăng, giữ cho nền kinh tế tăng trưởng nhờ thị trường lao động mạnh mẽ.

Tuy nhiên, xu hướng này đang dần thay đổi khi tác động của chiến dịch tăng lãi suất nhanh nhất kể từ những năm 1980 nhằm chế ngự lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu lan toả rộng rãi hơn. 

Trong khi đó, người tiêu dùng cũng ngày càng nhạy cảm hơn với giá cả. 

Jennifer Lee, một nhà kinh tế cấp cao tại BMO Capital Markets cho biết: “Lãi suất đã tăng liên tiếp trong suốt hơn một năm qua và nước Mỹ đang dần cảm nhận rõ ràng hơn những tác động của nó. Mặc dù thị trường việc làm vẫn còn thắt chặt, vốn là một điều tốt, nhưng lạm phát dai dẳng vẫn để lại nhiều hậu quả nhất định”. 

Theo cuộc khảo sát về niềm tin người tiêu dùng từ Conference Board hôm 24/4 cho thấy người Mỹ đã sẵn sàng thắt chặt hầu bao lại khi những “đám mây đen kinh tế” kéo đến, với tỷ lệ dự định mua sắm các thiết bị gia dụng đắt tiền trong sáu tháng tới giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm.

Cụ thể, tỷ lệ những người dự định mua thiết bị gia dụng trong sáu tháng tới giảm xuống 41%, thấp nhất kể từ tháng 9/2011. Tỷ lệ dự định mua xe cơ giới thấp nhất trong 9 tháng.

Tỷ lệ những người có kế hoạch du lịch nghỉ đưỡng đang ở mức nhỏ nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. Ít người tiêu dùng có ý định mua nhà hơn. 

Conference Board lưu ý, chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã giảm từ mức 104 vào tháng 3 xuống 101,3 trong tháng 4 - mức thấp nhất kể từ tháng 7/2022. Trước đó, các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến đã kỳ vọng chỉ số này sẽ không thay đổi ở mức 104 điểm. 

Sự sụt giảm phản ánh tâm trạng chung của những người tiêu dùng dưới 55 tuổi và các hộ gia đình kiếm được 50.000 USD trở lên hàng năm, cho thấy mối lo ngại về nền kinh tế không chỉ hiện hữu ở các hộ gia đình có thu nhập thấp. 

Mặc dù đánh giá của người tiêu dùng về các điều kiện hiện tại đã được cải thiện, nhưng đánh giá về triển vọng ngắn hạn lại xấu đi. Cụ thể, thước đo triển vọng ngắn hạn đã giảm xuống dưới mức “liên quan đến suy thoái” trong 13 trong 14 tháng qua.

Nguy cơ suy thoái ngày càng trở nên rõ ràng hơn sau sự sụp đổ của hai ngân hàng khu vực lớn là Silicon Valley và Signature vào tháng 3, khiến các điều kiện tín dụng bị thắt chặt. Những cuộc tranh luận để tăng giới hạn vay của chính phủ liên bang trị giá 31,4 nghìn tỷ USD cũng gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng vẫn lạc quan về thị trường lao động, với tỷ lệ lớn cho rằng nguồn việc đang dồi dào hơn trong khi tỷ lệ những người thấy khó kiếm việc đang giảm xuống. Các dữ liệu này cũng tương quan với báo cáo tỷ lệ thất nghiệp từ Bộ Lao động Mỹ, ghi nhận mức 3,5% trong tháng 3. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…