Với những dữ liệu kinh tế mới, liệu Fed có tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 5?

Thị trường dự đoán về một đợt tăng lãi suất mới của Fed trong tháng 5 mặc dù dữ liệu việc làm tháng 3 cho thấy những dấu hiệu hạ nhiệt…
Với những dữ liệu kinh tế mới, liệu Fed có tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 5?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục tăng lãi suất trong hơn một năm qua với mục tiêu hạ nhiệt lạm phát và thị trường lao động. Tuy nhiên đến nay, nỗ lực thắt chắt chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ vẫn chưa thể dừng lại.

Theo báo cáo cơ hội việc làm và doanh thu lao động hàng tháng được Bộ Lao động Mỹ công bố, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 236.000 việc làm trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,5%. Dữ liệu này tuy có dấu hiệu nới lỏng nhưng vẫn được xem là ở mức cao.

tăng lãi suất
Thị trường lao động Mỹ vẫn mạnh mẽ trong bối cảnh lạm phát, lãi suất cao (bảng xanh: bảng lương phi nông nghiệp, bảng tím: tỷ lệ thất nghiệp).

Với dữ liệu được công bố ngày 7/3, nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục phải tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tháng tới. Nhiều nhà kinh tế tin rằng đây có thể là đợt tăng lãi suất cuối cùng của Fed trong năm nay. 

Nhà kinh tế Kathy Bostjancic cho biết, báo cáo việc làm tháng 3 thúc đẩy một đợt tăng lãi suất khác vào tháng 5, nhưng giới quan sát thấy rằng đó sẽ là đợt tăng cuối cùng trong chu kỳ lãi suất.

Tại ngân hàng Wells Fargo, nhà kinh tế học Sarah House và Michael Pugliese nêu ý kiến trong một ghi chú như sau, báo cáo việc làm tháng 3 đã bắt đầu có một số yếu tố mà các nhà định chính sách tại FOMC muốn thấy: tốc độ tăng trưởng việc làm chậm lại một cách có trật tự, nguồn cung lao động mở rộng và mức lương tăng đang tiến gần hơn đến mức lãi suất phù hợp với mục tiêu lạm phát 2%. 

“Khả năng cao Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 5, nhưng đó có thể là lần tăng lãi suất cuối cùng của chu kỳ. Các nhà hoạch định chính sách sẽ giữ nguyên lãi suất trong một thời gian dài để chờ “thuốc” phát huy tác dụng”, ghi chú cho thấy. 

Quan điểm cho rằng nền kinh tế cuối cùng cũng dần phù hợp với mục tiêu của Fed đã “nhen nhóm” trên thị trường trong nhiều tháng. Nhưng rồi những sự cố và diễn biến bất ngờ đã khiến lòng tin của các nhà đầu tư bị lung lay. 

Mới tháng trước, sự hỗn loạn trong ngành ngân hàng đã khiến nhiều người tin rằng Fed không chỉ tạm chỉ ngừng tăng lãi suất mà còn có khả năng bắt đầu cắt giảm lãi suất. Nhưng vào cuộc họp ngày 22/3, Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm.

Một số người tham gia thị trường chỉ trích Fed và chủ tịch Jerome Powell vì đã liên tục mắc sai lầm trong các dự báo kinh tế. Một đợt sửa đổi khác để theo đuổi thực tế vào năm 2023 sẽ chỉ dẫn đến các ý kiến tiêu cực hơn. Nhưng dù có mắc sai lầm trong các dự báo kinh tế, Fed chắc chắn vẫn sẽ có những phản ứng mạnh mẽ đối với các sự kiện và thông tin mới. 

Xem thêm

Ông Jerome Powell nói gì sau khi Fed quyết tăng lãi suất?

Ông Jerome Powell nói gì sau khi Fed quyết tăng lãi suất?

Trong bài phát biểu trước báo giới, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cam kết Fed sẽ sử dụng tất cả các công cụ để bảo vệ hệ thống tài chính ngân hàng và tiếp tục kiên trì với cuộc chiến chống lạm phát…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…